Học tập đạo đức HCM

Hành trình làm giàu của chàng thanh niên từng một thời lầm lỗi

Thứ năm - 31/12/2020 01:37
Từ vùng đất cát hoang hóa nhưng với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, vấp ngã, chàng thanh niên trẻ đã xây dựng nên một trang trại tiền tỷ, người người ngưỡng mộ.

Đứng lên từ vấp ngã

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhà đông ạnh chị em nên cuộc sống lúc nhỏ của anh Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1977, trú xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) là những chuỗi ngày gian khó. Từ thủa bé, anh đã suy nghĩ rằng sau này sẽ rời xa quê hương để lập nghiệp, thoát khỏi cảnh quanh năm “một nắng hai sương” bên ruộng đồng.

Mô hình nuôi nhông cát mang lại doanh thu cho anh Tuấn mỗi năm hàng tỷ đồng. Ảnh: L.K.

Mô hình nuôi nhông cát mang lại doanh thu cho anh Tuấn mỗi năm hàng tỷ đồng. Ảnh: L.K.

Tốt nghiệp THPT, anh Tuấn khăn gói vào TP Hồ Chí Minh theo học chuyên ngành Kỹ thuật viên Công nghệ thông tin (trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh). Ra trường năm 2002, anh ở lại “thành phố hoa lệ” và xin vào làm ở một công ty Bất động sản. Trong thời gian làm việc tại công ty này, với sự bồng bột, háo thắng của tuổi trẻ, chàng trai “xứ Quảng” đã “sẩy chân” vấp ngã.

Đó là thời điểm năm 2004, công ty của anh Tuấn vướng vào 1 vụ án lừa đảo. Giám đốc công ty bị bắt và lãnh mức án 3 năm tù, bản thân anh cũng có ký 1 số giấy tờ liên quan nên cũng không tránh khỏi sự liên lụy. Không còn cách nào khác, anh Tuấn đành về quê xin cha mẹ bán hết tài sản để khắc phục hậu quả.

Mang nợ với gia đình, quê hương, anh nhận ra rằng mình cần phải làm gì để trả lại. Vậy là chàng thanh niên trẻ với hoài bão sẽ thành công ở xứ người ngày nào quyết định xách ba lô trở về nhà để làm lại từ đầu. Anh tin rằng, với những hiểu biết về nông nghiệp trong những chuyến đi công tác ở miền Tây những năm qua sẽ giúp mình xây dựng được một trang trại xanh tốt trên mảnh đất đầy cát và nắng nơi quê nhà.

Ở quê anh, ngoài một phần diện tích ruộng canh tác nông nghiệp thì còn lại là vùng đất cát hoang hóa. Anh tự nhủ, một khi lòng đã quyết thì bước chân không thể chùn. Vượt qua không biết bao nhiêu sự phản đối, anh Tuấn dùng tất cả tiền bạc, tài sản mình có được mua lại những mảnh đất cát ở khu đồi phía Tây huyện Núi Thành, bắt đầu con đường lập nghiệp.

“Nghĩ lại thời điểm đó, đến bây giờ tôi vẫn còn thấy mình đúng là liều lĩnh. Những mảnh đất tôi mua ai nhìn vào cũng bảo không thể khai thác được gì. Không đường, không điện, không nước, cây dại thì mọc um tùm nên cứ đụng vào cái nào là cũng phải cần cải tạo lại. Suốt mấy tháng trời, hầu như ngày nào tôi cũng 1 mình làm quần quật từ sáng tới tối. Có được bao nhiêu tiền, tôi đều đổ vào mảnh đất càn cỗi này”, anh Tuấn tâm sự.

Hai năm sau, hình hài của một trang trại trên cát mà anh Tuấn bỏ bao công sức cũng dần hình thành. Với một diện tích ao anh thả cá, nuôi ếch bắt đầu cho thu nhập, những cây ăn quả trong vườn cũng phát triển xanh tốt như tiếp thêm cho anh nguồn sức mạnh để tiếp tục cố gắng.

Tưởng chừng như những chông gai, khó khăn nhất anh Tuấn đã vượt qua, con đường tương lai phía trước bắt đầu rộng mở thì một lần nữa, biến cố ập đến. Vụ án công ty của anh làm năm xưa bị lật lại hồ sơ. Lần này không đơn giản là khắc phục hậu quả như trước mà anh Tuấn phải nhận án tù 3 năm.

Hiện nay, anh Tuấn đang có 1 trang trại quy mô 7.000m2 chăn nuôi nhông, gà, heo và trồng cây ăn trái các loại. Ảnh: L.K.

Hiện nay, anh Tuấn đang có 1 trang trại quy mô 7.000m2 chăn nuôi nhông, gà, heo và trồng cây ăn trái các loại. Ảnh: L.K.

Như một gáo nước lạnh dội xuống nhưng anh biết rằng, mình phải chấp nhận để trả giá cho những sai lầm trước đây. Anh vào Bình Thuận chấp hành án để lại trang trại trị giá gần nửa tỷ đồng mà suốt 2 năm trời ròng rã để tạo nên, bây giờ coi như vứt bỏ toàn bộ. Nhưng tội nghiệp hơn có lẽ là người vợ của anh khi 2 vợ chồng mới chỉ về sống chung với nhau được gần nửa tháng, anh đã phải đi.

Biết vậy nên những ngày tháng trong trại giam anh luôn phấn đấu cải tạo tốt để sớm ngày được trở về bù đắp thiệt thòi cho người vợ trẻ. “Nhờ chấp hành nội quy, cải tạo tốt mà tôi cũng được cán bộ trại giam tin tưởng, cho đi lại tự do. Cũng trong thời gian này, tôi cũng tìm ra được con đường lập nghiệp mới và thành công như bây giờ. Đó chính là mô hình nuôi nhông cát”, anh Tuấn kể.

Đất không phụ người

Năm 2006, anh Tuấn được đặc xá, ra trại trước thời gian 1 năm. Ngày trở về, trang trại năm xưa của anh bây giờ đã hoang tàn vì lâu rồi không ai chăm sóc. Thời gian đã mang đi hết bao nhiêu công sức, tiền bạc anh đã khổ công gầy dựng trước đó. Ao hồ khô cạn. Ếch, cá chẳng còn, cây cối cũng còi cọc vì không chịu nổi cái nắng bỏng rát trên vùng cát trắng.

Vốn liếng không còn biết làm sao để bắt đầu lại. May thay, vẫn còn sót lại 1 con bò. Vậy là anh quyết định bán được gần 15 triệu đồng để làm lộ phí trở lại Bình Thuận học nghề nuôi nhông. “Vì hồi còn chấp hành án, tôi được cán bộ ưu ái cho đưa nhông vào trại nuôi nên cũng biết được chút kinh nghiệm. Loài này cũng thích hợp với vùng cát ở quê nên tôi tin rằng mình sẽ thành công với mô hình này. Vào tìm hiểu thêm một chút kỹ thuật, tôi mua 10kg giống trở về quê để nuôi thử”, anh Tuấn chia sẻ.

Với những nỗ lục của mình, anh Tuấn vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với thành tích nông dân sản xuất kinh tế giỏi. Ảnh: L.K.

Với những nỗ lục của mình, anh Tuấn vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với thành tích nông dân sản xuất kinh tế giỏi. Ảnh: L.K.

Đưa nhông giống về nhưng biết lấy đâu ra tiền để đầu tư chuồng trại. Nhưng rồi, cuộc đời không triệt đường sống của những người có tâm. Gia đình anh nhận được 1 khoản tiền đền bù đất, anh mượn tạm bố mẹ để đầu tư. Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn vì giống nhông Bình Thuận chưa quen với môi trường ở Quảng Nam. Qua một thời gian, anh tự mình tìm hiểu kỹ thuật nuôi và dần dẫn khắc phục được.

Những cặp giống đầu tiên đã bắt đầu sinh sản. Từ 300 con giống ban đầu, sau gần 1 năm, anh đã có đến hàng ngàn con. Có sản phẩm, anh Tuấn lại tiếp tục rong ruổi khắp các tỉnh thành ở miền Trung để “chào hàng”. Vì là sản phẩm mới nên lúc đầu nhông thương phẩm của anh cũng khó tiêu thụ.

“Nhưng tôi tính theo quy luật thì cứ 10 nơi sẽ có 1 nơi chọn dùng thử. 10 nơi chọn sử dụng thử sẽ có 1 nơi mua. Cứ thế sau một thời gian, con nhông cũng đến được với nhiều khách hàng. Đến bây giờ, trang trại tôi đang duy trì khoảng 17.000 con nhông, mỗi năm xuất bán ra thị trường hơn 1 tấn nhông thương phẩm, với giá 600.000 đồng/kg. Cũng nhờ con nhông mà tôi có nhà, có xe”, anh Tuấn chia sẻ.

“Uống nước nhớ nguồn”, anh Tuấn không bao giờ quên được rằng miền đất cát đã giúp cho mình có được thành công hôm nay. Cái tên Ân Cát – tri ân vùng đất cát mà anh đạt ra cho công ty thành lập năm 2011 của mình cũng xuất phát từ câu tục ngữ đó. Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức chính quyền địa phương, từ ngày thành lập đến nay, cty của anh không ngừng phát triển.

Hiện nay, trang trại rộng 7.000m2 của anh Tuấn không chỉ có nhông mà anh còn đầu tư nuôi thêm những sản phẩm khác như gà Đông tảo, gà mía, heo và 1 vườn rợp bóng cây ăn quả các loại. Anh nhẩm tính, hàng năm, ngoài 1 tấn nhông thương phẩm thì anh còn xuất ra thị trường khoảng 800 con heo thịt, 3.000 quả trứng, 7.000 con gà Đông tảo và 1.000 con gà thịt khác.

“Với những sản phẩm đó thì mỗi năm doanh thu từ trang trại của tôi khoảng 6 tỷ đồng, Sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi trên dưới 1 tỷ. Ngoài ra, công ty cũng tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động thường xuyên và thời vụ với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng. Để phát triển thêm, vừa qua tôi cũng đầu tư mua thêm 15.000m2 đất ở gần đây để mở rộng trang trại”, anh Tuấn cho biết thêm.

https://nongnghiep.vn/hanh-trinh-lam-giau-cua-chang-thanh-nien-tung-mot-thoi-lam-loi-d277476.html
Theo Lê Khánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay20,946
  • Tháng hiện tại1,034,333
  • Tổng lượt truy cập91,097,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây