Các trang trại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt (chiếm 87%), còn lại là trang trại tổng hợp, chăn nuôi. Diện tích sản xuất bình quân các trang trại là khoảng 7 ha/đơn vị, doanh thu bình quân đạt 1 tỷ đồng/đơn vị/năm.
Trong những năm qua, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển khá toàn diện, tạo chuyển biến tích cực về giá trị, sản lượng hàng hóa, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang tập trung gắn với thị trường tiêu thụ.
Nhiều trang trại sản xuất cà phê, sầu riêng, bơ, măng cụt… giúp nâng cao vị thế các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Nhiều trang trại thực sự tiêu biểu, đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế vùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Để kinh tế trang trại phát triển một cách bền vững, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế thì tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ. Trước hết các ngành, các cấp cần thực hiện nghiêm túc các chính sách phát triển trang trại đã ban hành. Cụ thể, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để các chủ trang trại có đủ năng lực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Cùng với đó đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra, cần giúp đỡ các trang trại tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, trong đó tăng cường việc cho vay trung hạn, dài hạn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đầu tư.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã