Học tập đạo đức HCM

“Lên đời” chè xuân trên đỉnh Chế Là, bán giá gần nửa triệu đồng/kg

Thứ sáu - 08/05/2020 10:13
Từ đầu tháng 4 hàng năm, đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Chế Là (Xín Mần, Hà Giang) lại nhộn nhịp bước vào thu hái vụ chè xuân. Đây là vụ chè đặc biệt nhất của người dân trồng chè ở đây, bởi sau một thời gian dài “ngủ đông” cây chè Shan tuyết cho nhiều búp, chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng...

“Lên đời” chè xuân trên đỉnh Chế Là, bán giá gần nửa triệu đồng/kg

Ấm no nhờ "lộc trời"

Xã Chế Là nằm ở phía Nam, cách trung tâm huyện lỵ Xín Mần khoảng 20km. Nơi đây có đồng bào 2 dân tộc cùng sinh sống là Nùng, Mông. Toàn xã có 13 thôn, bản với 684 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 49,4%. 

Mặc dù đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ hạt ngô, cây lúa nhưng bù lại xã được thiên nhiên ban tặng "lộc trời" khi sở hữu vùng chè Shan tuyết nức tiếng khu vực phía tây của tỉnh Hà Giang. Sau đợt mưa xuân, những cây chè Shan tuyết đang  ra những búp non mơn mởn, xanh tươi, tràn đầy nhựa sống.

“Lên đời” chè xuân trên đỉnh Chế Là - Ảnh 1.

Người dân xã Chế Là bắt đầu thu hái chè xuân. Ảnh: T.T

Diện tích chè của xã Chế Là tập trung chủ yếu ở một số thôn như: Lủng Pô, Cốc Độ, Cốc Cộ, Đản Điêng. Do chất lượng tốt, uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng, nên hầu hết sản phẩm chè Chế Là sau khi chế biến được thu mua hết.

Trên ngọn đồi bạt ngàn chè Shan tuyết, những bàn tay của cô gái dân tộc Nùng, Mông thoăn thoắt, đều đặn hái những "nụ xuân". 

Chị Lý Thị Cọt - người dân xã Chế Là cho biết: Vụ chè Chế Là bắt đầu thu hái từ đầu tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Thời điểm này, người dân trong xã chỉ tập trung vào việc hái chè xuân sau một mùa đông giá rét.

Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng riêng biệt nên hương sắc và vị ngon của chè Chế Là đặc biệt thơm ngon, nhất là vụ chè xuân vì đây là lứa chè búp đầu tiên thu hoạch trong năm với vị đậm đà, màu nước xanh, khi uống vào còn cảm nhận được vị ngọt thanh trong miệng.

Để tạo ra một sản phẩm chè khô đặc sản thơm ngon và đạt tiêu chuẩn, địa phương đã chú trọng trong việc quy hoạch trồng, chăm sóc và chế biến. Theo lãnh đạo xã, địa phương đang tập trung phát triển vùng chè hữu cơ, thực hiện phương châm nói không với các loại phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật. 

Những búp chè xuân được thu hái theo quy trình hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, sau đó được vận chuyển ngay về xưởng để chế biến. Công tác thu mua, chế biến chè được thực hiện ngay trong ngày và lúc chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn, nhiệt độ theo đúng tiêu chuẩn.

Sản phẩm tiêu biểu của địa phương

Anh Dương Xuân Tường - quản lý xưởng chế biến chè Chế Là cho biết: Do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở đây, nên vùng chè Chế Là có nét đặc trưng riêng không giống như các vùng chè khác nên khi uống chè Chế Là người dùng sẽ nhận biết được ngay. 

Để có một sản phẩm chè đặc sản, từ lúc thu hoạch cho đến khi ra thành phẩm, người dân vùng chè Chế Là thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật. Khi hái chè, người dân phải hái vào sáng sớm lúc trời vẫn còn sương, tuyệt đối tránh lúc trời nắng gắt nếu không chè sẽ bị héo và mất đi vị ngọt. Sau khi hái, các búp chè được đưa vào sao trực tiếp chứ không được phơi héo hoặc để qua đêm... 

Hiện, loại chè chất lượng cao đang được các xã triển khai sản xuất được hái từ những búp chè 1 tôm 1 lá. Sản phẩm chè Chế Là đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, với giá bán ra trên thị trường chè trung bình có giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.

Hiện tại, trên địa bàn xã có 2 cơ sở thu mua và chế biến chè. Chủ tịch UBND xã Chế Là Vàng Văn Dân cho biết thêm: Chè Chế Là là đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương và trở thành cây trồng mũi nhọn mang lại thu nhập cho người dân. Với đặc điểm riêng biệt, ngon đậm đà hương vị núi rừng, nên năm 2010 chè Chế Là được tặng cúp vàng về thương hiệu chè sạch. 

Năm 2019, sản phẩm chè Chế Là đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện tại, địa phương đang tập trung nâng cao chất lượng và hoàn thiện các thủ tục để dự thi nâng lên 4 sao trong năm 2020.

Xã đang tập trung xây dựng vùng chè hữu cơ hơn 50ha, đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại để sản xuất chế biến các sản phẩm chè chất lượng cao, đồng thời thực hiện ký kết hợp tác giữa các HTX với các hộ dân để đầu tư vốn, kỹ thuật và thực hiện các khâu thu hái, chế biến theo quy trình đảm bảo chất lượng.

https://danviet.vn/len-doi-che-xuan-tren-dinh-che-la-ban-gia-gan-nua-trieu-dong-kg-20200507182415863.htm

Theo Thảo Trang/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,518
  • Tổng lượt truy cập90,768,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây