Bởi năng suất lươn quá cao so với bất kỳ một đối tượng thủy sản nào nếu nuôi trên cùng một đơn vị diện tích.
Được tư vấn về kỹ thuật xây bể, kỹ thuật nuôi, cuối năm 2019, ông Đạo thống nhất với gia đình tạm gác nghề lái xe, chuyển sang xây trại nuôi lươn thương phẩm với 3 bể nuôi, mỗi bể có diện tích 5m2, rồi đặt mua 3.000 con lươn giống (loại lươn giống có cỡ 500 con/kg) về nuôi trong một bể.
Vừa nuôi ông Đạo vừa học, rút kinh nghiệm chăm sóc cho đàn lươn. Sau hai tháng, đàn lươn phát triển tốt, ông phân cỡ và chia làm ba bể. Thấy lươn lớn nhanh, không hao hụt, ông quyết định mở rộng diện tích bể nuôi.
Đến nay trại lươn thương phẩm của ông có tất cả 22 bể nuôi bằng bạt trên diện tích đất 120m2, với khoảng 30.000 con, đủ các cỡ. Khối lượng khoảng 6 tấn lươn. “Đặc biệt là đàn lươn 3.000 con, thả nuôi trong ba bể đến nay được 11 tháng tuổi, sản lượng khoảng 1 tấn lươn thương phẩm với kích cỡ 2-3 con/kg. Hiện giá bán buôn khoảng 160 ngàn đồng/kg”, ông Đạo chia sẻ thêm.
Theo kinh nghiệm của ông Đạo, nguồn nước nuôi lươn có thể sử dụng nước ngầm, bơm vào bể lộc (có đá, cát và đá nâng pH), chảy vào bể lắng sau đó chuyển về các bể nuôi. Con giống thả nuôi phải rõ nguồn gốc, đúng chất lượng, biết ăn thức ăn công nghiệp dạng viên. Giai đoạn đầu, ngày cho ăn 3 lần, thức ăn viên kết hợp với trùn quế theo tỷ lệ 7:3 (70% thức ăn viên và 30% trùn quế).
Khi lươn đạt kích thước 30-50con/kg, ngày cho ăn 2 lần. Lúc này sử dụng dịch trùn quế ngâm ủ với thức ăn viên thay cho trùn quế (1 lít dịch trùn quế có thể ngâm ủ khoảng 100kg thức ăn viên).
Ngoài thức ăn, theo định kỳ cần phải sử dụng Vitamin C, men tiêu hóa, các loại khoáng để tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột cho lươn. Khi lươn sắp đến kỳ thu hoạch nên sử dụng cám viên của Lái Thiêu (chuyên dùng cho cá trê vàng) để tạo màu cho lươn.
Bí quyết thành công của ông Đạo là bể nuôi phải sạch, nước phải trong. Vì vậy sau khi cho lươn ăn khoảng 1 giờ là tiến hành thay nước mới. Định kỳ kết hợp sử dụng muối nồng độ 2-3% tắm cho lươn để diệt ký sinh trùng. Giữ cho lươn luôn ổn định nằm nghỉ trong giá thể. Khi lươn đạt trọng lượng 30-50 con/kg thì tiến hành phân cỡ tách đàn để tránh lươn cắn nhau và cạnh tranh thức ăn.
“Nuôi lươn chi phí đầu tư ít, không phải như nuôi các đối tượng thủy sản khác. Chi phí cho 1 con lươn thương phẩm 350 gram hết khoảng 14 ngàn đồng. Trong đó chi mua con giống khoảng 4.500đ còn lại là những chi phí khác”, ông Đạo khẳng định và cho biết thêm, lươn thương phẩm chưa bao giờ đụng hàng dội chợ. Lươn có trọng lượng càng lớn, càng có giá. Khi lươn đến cỡ thu hoạch chỉ cần gọi điện, trong giây lát là thương lái đến tận nơi mà không lời từ chối nào.
https://nongnghiep.vn/nuoi-luon-trong-be-bat-nang-suat-khung-d280632.html
Theo Trọng Hoàng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã