Học tập đạo đức HCM

Nuôi nai dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 23/03/2021 09:20
Mô hình nuôi nai dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ dân trồng rừng cải thiện cuộc sống, gắn bó với rừng.
Đó chính là mô hình nuôi nai dưới tán rừng lấy nhung và nai sinh sản của ông Nguyễn Duy Mẫn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ rừng vừa bảo tồn các loài động vật hoang dã vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đó chính là mô hình nuôi nai dưới tán rừng lấy nhung và nai sinh sản của ông Nguyễn Duy Mẫn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ rừng vừa bảo tồn các loài động vật hoang dã vùng Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện, trang trại nuôi nai của ông Mẫn được chia thành 2 khu vực chuồng nuôi với số lượng 15 con, trong đó phân nữa là con đực phục vụ cho lộc nhung. Số còn là con cái phục vụ sinh sản để bán con giống. Ước tính giá trị đàn nai của gia đình ông Mẫn lên tới hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện, trang trại nuôi nai của ông Mẫn được chia thành 2 khu vực chuồng nuôi với số lượng 15 con, trong đó phân nữa là con đực phục vụ cho lộc nhung. Số còn là con cái phục vụ sinh sản để bán con giống. Ước tính giá trị đàn nai của gia đình ông Mẫn lên tới hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn cho biết, gia đình có diện tích đất rừng hơn 15ha, gồm: cây sao, bạch đàn, xà cừ, keo…Năm 1999, được Chi cục Kiểm lâm An Giang hỗ trợ vay vốn ban đầu để mua cặp nai về nuôi.  Đến nay, đàn nai trong chuồng của ông Mẫn đã tăng lên 15 con, trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 140 triệu đồng từ nhung. Bên cạnh đó, tiền bán con giống mỗi năm khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn cho biết, gia đình có diện tích đất rừng hơn 15ha, gồm: cây sao, bạch đàn, xà cừ, keo…Năm 1999, được Chi cục Kiểm lâm An Giang hỗ trợ vay vốn ban đầu để mua cặp nai về nuôi.  Đến nay, đàn nai trong chuồng của ông Mẫn đã tăng lên 15 con, trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 140 triệu đồng từ nhung. Bên cạnh đó, tiền bán con giống mỗi năm khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn là người nuôi nai thành công nhất trong số 9 hộ nuôi nai theo chương trình chuyển giao giống của Chi cục Kiểm lâm cho những hộ nhận khoán rừng ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn là người nuôi nai thành công nhất trong số 9 hộ nuôi nai theo chương trình chuyển giao giống của Chi cục Kiểm lâm cho những hộ nhận khoán rừng ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Mẫn, nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2-3 lần, khi cho uống nước thì cần pha chút muối hoặc chút cám để đảm bảo đủ chất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Mẫn, nai rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2-3 lần, khi cho uống nước thì cần pha chút muối hoặc chút cám để đảm bảo đủ chất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại hay cỏ voi được trồng xen dưới tán rừng và các phụ phẩm nông nghiệp, như vỏ và thân cây bắp, rau muống, khoai lang, chuối,… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thức ăn của nai chủ yếu là các loại cỏ dại hay cỏ voi được trồng xen dưới tán rừng và các phụ phẩm nông nghiệp, như vỏ và thân cây bắp, rau muống, khoai lang, chuối,… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông thường, nai cái nuôi hơn 2 năm tuổi có thể sinh sản và đẻ mỗi năm 1 con. Riêng nai đực nuôi 17-18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung, thời điểm thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch). Lần đầu tiên chỉ thu được 500-600gram nhung, nhưng thu hoạch từ lần thứ 5 trở về sau, nai sẽ cho nhung đều đặn từ 1,5 - 2,5kg/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông thường, nai cái nuôi hơn 2 năm tuổi có thể sinh sản và đẻ mỗi năm 1 con. Riêng nai đực nuôi 17-18 tháng bắt đầu thu hoạch nhung, thời điểm thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch). Lần đầu tiên chỉ thu được 500-600gram nhung, nhưng thu hoạch từ lần thứ 5 trở về sau, nai sẽ cho nhung đều đặn từ 1,5 - 2,5kg/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn cho biết thêm, 1kg nhung nai hiên nay bán từ 14 - 15 triệu đồng, nhưng số lượng sản xuất ra không đủ bán cho khách hàng, khách muốn mua được nhung phải đặt hàng trước 6 tháng hoặc 1 năm mới có hàng để giao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mẫn cho biết thêm, 1kg nhung nai hiên nay bán từ 14 - 15 triệu đồng, nhưng số lượng sản xuất ra không đủ bán cho khách hàng, khách muốn mua được nhung phải đặt hàng trước 6 tháng hoặc 1 năm mới có hàng để giao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh bán nhung nai, mỗi năm, gia đình ông Mẫn bán từ 2-3 cặp nai tơ cho các hộ khác để làm giống nuôi. Bình quân 1 cặp nai 6 tháng tuổi bán với giá từ 40 - 50 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh bán nhung nai, mỗi năm, gia đình ông Mẫn bán từ 2-3 cặp nai tơ cho các hộ khác để làm giống nuôi. Bình quân 1 cặp nai 6 tháng tuổi bán với giá từ 40 - 50 triệu đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, ngoài đất đang trồng rừng, ông Mẫn còn trồng xen các loại cây ăn trái dưới tán rừng như: 400 gốc xoài cát Hòa Lộc, 100 cây mít Thái,… đã đến thời kỳ cho trái cao điểm và đem lại thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng mỗi vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, ngoài đất đang trồng rừng, ông Mẫn còn trồng xen các loại cây ăn trái dưới tán rừng như: 400 gốc xoài cát Hòa Lộc, 100 cây mít Thái,… đã đến thời kỳ cho trái cao điểm và đem lại thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng mỗi vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Bá Vận Hành, Phó Trưởng Trạm Quản lý rừng phòng hộ Núi Cấm, thuộc Hạt kiểm lâm Liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc (An Giang) nhận định: Nuôi nai dưới tán rừng, được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao cần phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng hộ dân nhận khoán rừng, đồng thời mang ý nghĩa góp phần bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng ở An Giang, điển hình như hộ ông Nguyễn Duy Mẫn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Bá Vận Hành, Phó Trưởng Trạm Quản lý rừng phòng hộ Núi Cấm, thuộc Hạt kiểm lâm Liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc (An Giang) nhận định: Nuôi nai dưới tán rừng, được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao cần phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng hộ dân nhận khoán rừng, đồng thời mang ý nghĩa góp phần bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng ở An Giang, điển hình như hộ ông Nguyễn Duy Mẫn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

https://nongnghiep.vn/nuoi-nai-duoi-tan-rung-cho-hieu-qua-kinh-te-cao-d286798.html
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay24,652
  • Tháng hiện tại52,168
  • Tổng lượt truy cập101,811,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây