Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Sau dịch Covid-19, rau hữu cơ Thanh Đông vẫn ế, để chết già, vườn buồn thiu

Thứ hai - 08/06/2020 20:13
Vùng sản xuất rau sạch Thanh Đông (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng là nơi chuyên canh rau hữu cơ đầu tiên tại khu vực miền Trung. Đi vào hoạt động được 6 năm, ngoài trận lũ lớn năm 2017, thì đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến rau Thanh Đông gặp rất nhiều khó khăn và bí đầu ra.

Rau củ phải "nằm chờ" ngoài vườn

 

Vườn rau hữu cơ Thanh Đông (thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đi vào hoạt động năm 2014 với diện tích hơn 6.000m2. Ban đầu, nhóm sản xuất được xây dựng và phát triển từ sự đồng thuận của 10 hộ nông dân trong thôn. Đến năm 2016, vườn rau hữu cơ Thanh Đông được mở rộng thêm 4.000m2 nhằm giúp bà con tăng cường sản xuất và thu nhập ổn định hơn.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Vì dịch Covid-19 mà sản lượng rau tiêu thụ giảm, người mua ít nên nông dân giảm diện tích trồng. Trung bình mỗi ngày bán 50kg rau củ quả các loại.

Dịch Covid-19 bùng phát khiến bà con trồng rau ở Thanh Đông điêu đứng. Rau, củ, quả đến độ thu hoạch không bán được vì các đại lý, cửa hàng, nhà hàng, quán ăn, trường học,… tạm đóng cửa để phòng tránh dịch. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người dân giảm nên rau củ phải "nằm chờ" ngoài vườn.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Vì dịch Covid-19, rau củ phải “nằm chờ” ngoài vườn.

 

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Mỗi ruộng rau của nông dân đều có chòi để dụng cụ lao động, bể nước tưới có cá và những chai thảo mộc được pha chế để xua đuổi sâu bệnh, côn trùng.

Ông Nguyễn Bé (70 tuổi), nông dân tại vườn rau Thanh Đông nói: "Ở đây, bà con nông dân ngoài trồng các loại rau, củ, quả thì còn đón các đoàn khách du lịch tham quan và trải nghiệm hoạt động sản xuất. Nhưng vì dịch Covid-19 mà sức tiêu thụ chậm hơn trước, khách du lịch cả Tây lẫn ta đều vắng bóng. Vườn rau không còn không khí nhộn nhịp người, thay vào đó chỉ có ít khách lẻ đến tham quan và chụp ảnh."

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Vườn rau Thanh Đông có tổng diện tích là 1ha, chuyên trồng đa dạng các loại rau củ quả theo mùa.

Trước đây, tại vườn rau Thanh Đông có dịch vụ bơi thúng đón khách của bà con nông dân. Đó được xem là một trong những hoạt động du lịch sinh thái mới, gắn liền với nông nghiệp của xã Cẩm Thanh. Nhưng theo ghi nhận, dịch vụ bơi thúng vẫn chưa hoạt động như trước vì vắng khách nước ngoài.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất rau nhưng nông dân thôn Thanh Đông vẫn miệt mài và tâm huyết với màu xanh hữu cơ. Mỗi ngày, họ đều đặn đến vườn nhổ cỏ, tưới nước, diệt sâu bọ và thu hái rau quả.

Mỗi người nông dân trồng rau hữu cơ được ví như một kỹ sư nông nghiệp thực thụ. Bởi những yêu cầu nghiêm ngặt của quy chuẩn trồng rau hữu cơ buộc bà con phải nắm bắt cặn kẽ, hiểu biết về khoa học sản xuất thì mới có thể cho ra những luống rau sạch mang thương hiệu – rau hữu cơ Hội An.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Vì dịch Covid-19 mà sản lượng rau tiêu thụ giảm, người mua ít nên nông dân giảm diện tích trồng.

Bà Lê Thị Cho (67 tuổi) tay vừa hái rau vừa chia sẻ, trồng rau hữu cơ vốn đã khó hơn phương thức sản xuất rau thông thường. Nhưng mùa này thời tiết nắng nóng nên bà trồng rau lại càng khó hơn, rau được gieo giống lần hai mà vẫn mọc thưa thớt, rau bị cháy lá và chậm phát triển, nhiều luống hoa vạn thọ dùng để dẫn dụ sâu bướm cũng chết khô vì nắng… Mặc dù, nông dân thường xuyên tưới nước cứu rau, che bạt nhưng sản lượng thu được vẫn giảm mạnh.

 

Quyết tâm giữ thương hiệu rau Thanh Đông

 

Dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất rau nhưng nông dân thôn Thanh Đông vẫn miệt mài và tâm huyết với màu xanh hữu cơ. Mỗi ngày, họ đều đặn đến vườn nhổ cỏ, tưới nước, diệt sâu bọ và thu hái rau quả gom về nhà sơ chế để đóng gói bán ra thị trường. Bên cạnh đó, rau hữu cơ có đầu ra ổn định nên bà con cũng yên tâm sản xuất bền vững hơn.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Được biết, làng rau hữu cơ Thanh Đông là môi trường xanh thuận lợi cho các em học sinh trên địa bàn TP.Hội An tham quan, giao lưu và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

Ông Bé – Một hộ dân trồng rau ở Thanh Đông vui vẻ nói: "Rau hữu cơ đắt hơn nhiều so với rau thường nhưng trung bình tôi chỉ thu nhập từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng. Dù vất vả nhân đôi, nhưng khi nghĩ đến người tiêu dùng và chính gia đình mình sử dụng nguồn rau sạch, an toàn, khỏe mạnh thì tôi rất phấn khởi để sản xuất."

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Rau được nhiều đại lý, cửa hàng ở Hội An, Đà Nẵng phân phối và tiêu thụ.

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Giá vé tham quan là 30.000 đồng/người, tham quan có sự hướng dẫn và trải nghiệm trồng rau là 50.000 đồng/người.

Tại vườn, cụ bà Phan Thị Sâm dù đã 80 tuổi nhưng vẫn chăm chỉ cuốc đất, trồng rau. Bà Sâm cho biết, rau hữu cơ tuyệt đối không được phép sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, nông dân ở đây đã áp dụng cách bón phân truyền thống: phân trâu bò ủ mục, bánh dầu. Bên cạnh đó, các yếu tố sạch về nguồn nước và không khí cũng quyết định đến tiêu chuẩn và chất lượng của rau Thanh Đông.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Rau ăn lá giá 30.000 đồng/kg, rau gia vị là 60.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Chức - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau hữu cơ và du lịch thôn Thanh Đông hồ hởi nói: "Từ khi thành lập đến nay, năm nào vườn rau Thanh Đông cũng được cấp chứng nhận hữu cơ PGS, từ dự án của UBND xã Cẩm Thanh phối hợp với Phòng Kinh tế TP.Hội An và Trung tâm Hành động vì Sự phát triển đô thị. Để duy trì kết quả đáng mừng đó, bà con vườn rau luôn tích cực chăm bón, sản xuất đúng quy trình và tâm huyết với sản phẩm hữu cơ."

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 10.

Nông dân vườn rau Thanh Đông cố gắng sản xuất đa dạng rau củ quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần khẳng định thương hiệu của một tập thể đầy nhiệt huyết.

Về hoạt động sản xuất trong thời gian tới, ông Chức trăn trở chia sẻ thêm, mô hình vườn rau hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái tại Thanh Đông có nhiều triển vọng phát triển mạnh. Tuy nhiên, bà con nông dân tại vườn đều đã lớn tuổi, trong khi người trẻ không mặn mà với công việc nhà nông, nên sợ sẽ không có ai tiếp tục duy trì mô hình rau hữu cơ.

 

Quảng Nam: Rau hữu cơ Thanh Đông gặp khó sau dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Nông dân gói rau bằng lá chuối tươi cho khách lẻ mua tại vườn mang về.

Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch UBND TP.Hội An chia sẻ, là mô hình trồng rau hữu cơ đầu tiên của Hội An, vì vậy trong những năm qua bà còn nông dân nơi đây vẫn đang miệt mài phát triển rau quả theo hướng sạch để giữ vững thương hiệu rau hữu cơ Thanh Đông.

 

"Thành phố rất quan tâm đến mô hình sản xuất nông nghiệp sạch như ở Thanh Đông để gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng quê. Và cũng trong năm 2020, Hội An cũng đã đăng ký sản phẩm rau Thanh Đông tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Nam và hi vọng vùng rau Thanh Đông sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới…", ông Nguyễn Thế Hùng nói.

https://danviet.vn/quang-nam-sau-dich-covid-19-rau-huu-co-thanh-dong-van-e-de-chet-gia-vuon-lac-dac-buon-thiu-2020060818385858.htm

 

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay63,344
  • Tháng hiện tại860,042
  • Tổng lượt truy cập90,923,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây