Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên: Có vốn trồng chè, nuôi dê, hộ nghèo ngày càng có thu nhập cao hơn

Thứ năm - 01/07/2021 10:52
Nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đổi đời và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các mô hình trồng chè, chăn nuôi dê, trâu bò... đã mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân nơi đây.

Từng bước đổi đời

Anh Hoàng Văn Nhu (ở xóm Tân Thành, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng CSXH. Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi, anh Nhu đã mạnh dạn san đồi để trồng chè lai, nuôi trâu sinh sản. Chăm chỉ làm ăn, chỉ trong vòng 4 năm gia đình anh Nhu không chỉ thoát nghèo, mà đến nay anh có trên 7 sào chè và 10 con trâu nái, cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.

Hộ nghèo đổi đời nhờ có vốn trồng chè, nuôi dê - Ảnh 1.

Mô hình nuôi dê sinh sản của gia đình ông Hứa Văn Xoan ở thôn ở thôn Bãi Bình, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Ảnh: Trung Nguyễn

"Với mục tiêu cụ thể trong năm 2021 và trong cuộc hành trình lâu dài của tín dụng chính sách, tỉnh phấn đấu bảo đảm 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có đủ điều kiện, đủ nhu cầu đều được Ngân hàng CSXH đáp ứng "giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã".

Ông Nguyễn Quang Thịnh -

Giám đốc Ngân hàng CSXH Thái Nguyên

Ông Trương Công Hiền - Chủ tịch UBND xã Văn Lăng cho biết: Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, những năm qua nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH đã trợ lực hiệu quả cho bà con nhân dân trong xã. Theo đó, hiện xã có trên 640 hộ nghèo và cận nghèo được Ngân hàng CSXH hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, với tổng số tiền trên 45 tỷ đồng.

Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Hỷ cho biết: Đến nay, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn huyện đạt trên 424 tỷ đồng, với trên 14.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay, trong đó vốn cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 58,5%. Qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Năm 2020, toàn huyện đã có 10/13 xã về đích nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,54%.

Dốc sức đưa vốn đến tay hộ nghèo

Hộ nghèo đổi đời nhờ có vốn trồng chè, nuôi dê - Ảnh 3.

Mô hình trồng chè VietGAP của nông dân huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Ảnh: Đức Thịnh

Tại huyện miền núi Định Hóa còn 2/3 số xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn và 29,5% hộ nghèo vào thời điểm 10 năm trước, nhưng nay đã thụ hưởng hơn 537 tỷ đồng thuộc 14 chương trình tín dụng chính sách. Nhờ vậy, các hộ nghèo là đồng bào dân tộc đã chủ động phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, thâm canh đồi chè, ruộng lúa đạt năng suất, sản lượng cao.

Đó là gia đình ông Hứa Văn Xoan (ở thôn ở thôn Bãi Bình, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá) đã sử dụng 20 triệu đồng vốn tín dụng chính sách đầu tư nuôi dê sinh sản. Đàn dê phát triển tốt đã giúp gia đình ông thoát cảnh nghèo.

Hay hộ chị Hòa Thị Liên (ở xóm Thống Phong, xã Kim Phụng) vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Định Hóa mua vật tư phân bón, giống cây tốt đầu tư làm kinh tế vườn… Với 1,5 mẫu vườn trồng cây ăn quả như: Cam, chanh leo, đạt năng suất cao, cho thu nhập 400-500 triệu đồng/năm. Mới đây, giữa mùa dịch Covid - 19 tháng 5/2021, chị Liên đã trả hết nợ vay đợt trước và được vay tiếp 100 triệu đồng vốn chính sách theo quy định mới về nâng mức vay, thời hạn vay dùng cho hộ có phương án đầu tư đối với các dự án sản xuất, kinh doanh dài hạn.

Tính đến 31/5/2021, Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã cho vay hơn 3.800 tỷ đồng, với hơn 107.000 khách hàng đang còn dư nợ. Đặc biệt những cán bộ tín dụng chính sách trên mảnh đất "đệ nhất danh trà" này chẳng quản ngại khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, đã bền bỉ, dốc sức chuyển tải 581 tỷ đồng đến tận tay 15.925 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. 

https://danviet.vn/thai-nguyen-co-von-trong-che-nuoi-de-ho-ngheo-ngay-cang-co-thu-nhap-cao-hon-20210629182158753.htm

Theo Thu Hà/danviet.vn






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại647,994
  • Tổng lượt truy cập91,821,723
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây