Với mục đích khôi phục và bảo tồn giống bưởi chua Na Tranh, anh Hoàng Văn Năm (xóm Na Quán, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã cùng một số người khác đưa giống bưởi quý hiếm về trồng tại địa phương. Hiện, gia đình anh Năm đang trồng khoảng gốc 600 bưởi chua Na Tranh.
Anh Năm cho biết, ban đầu, anh có ý tưởng sẽ trồng xoài để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và tìm hiểu, anh thấy giống cây trồng này không năng suất và phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây như bưởi. Do đó, anh đã quyết định trồng giống bưởi chua Na Tranh với số lượng lớn nhằm khôi phục và phát triển giống bưởi bản địa.
Cũng theo anh Năm, bưởi chua Na Tranh có vị ngọt, chua thanh mát, tép khô và dễ bóc. Giống bưởi chua Na Tranh này có đặc tính chín và thu hoạch sớm hơn so với các giống bưởi truyền thống mà lại cho năng suất cao hơn.
Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, bưởi đã có thể cho thu hoạch và thời gian khai thác quả kéo dài trong vòng 20 – 25 năm. Thông thường, sau khoảng 3 năm, mỗi cây có thể cho khoảng 30 quả bưởi. Sau 5 năm, mỗi cây bưởi sẽ cho từ 80 – 100 quả/cây.
Gốc bưởi càng nhiều tuổi, quả sẽ càng nhiều và chất lượng càng ngon. Có những cây bưởi lâu năm có thể cho tới 500 – 1.000 quả/cây. Hiện tại, trung bình mỗi quả bưởi chua Na Tranh, anh bán với giá 20.000 – 30.000 đồng.
Anh Năm cho biết, ngoài 2ha cây ăn quả, gia đình anh còn chăn nuôi gà thả vườn theo quy mô lớn. Do vậy, anh tận dụng nguồn phân gà để sản xuất phân bón hữu cơ, bón cho các loại cây trồng. Nhờ trồng bưởi theo hướng hữu cơ, nên quả bưởi to và mọng hơn hẳn.
Tuy nhiên, việc sử dụng phân hữu cơ cũng phải được thực hiện theo đúng quy trình vì nếu bón nhiều quá cây sẽ kém ra quả.
Ngoài 4 lao động của gia đình, để việc chăm sóc cây ăn quả được bài bản, theo đúng quy trình, gia đình anh Năm còn thuê thêm 2 lao động thường xuyên chăm sóc với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.
Theo anh Năm, nếu chăm sóc và phát triển tốt, giống bưởi này sẽ cho năng suất và thu nhập cao gấp nhiều lần so với những giống bưởi truyền thống khác hiện nay.
Anh Năm chia sẻ, nhờ hiểu rõ về điều kiện địa hình, khí hậu tại địa phương nên việc phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả của gia đình anh rất thuận tiện.
Ngoài gia đình anh Năm, đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều hộ dân trên địa bàn các xóm Na Tranh, Na Quán (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) cũng học hỏi và phát triển cây bưởi bản địa trên quy mô tương đối lớn.
"Sắp tới, tôi dự định sẽ đào ao, thả cá, đồng thời sẽ mua thêm đất để trồng rừng và cây ăn quả, phát triển thành mô hình VAC.
Mô hình này giúp tận dụng đất đai, nguồn nước, giảm thiểu những vấn đề ô nhiễm môi trường, mà mức đầu tư lại thấp. Không chỉ vậy, mô hình còn mang lại thu nhập cao, góp phần tạo công ăn việc cho nhiều người khác"- anh Năm cho biết.
https://danviet.vn/thai-nguyen-duoi-nuoi-ga-ta-dong-nhu-quan-nguyen-duoi-trong-giong-buoi-quy-ong-nong-dan-nay-co-cua-an-cua-de-20201019090234419.htm
Theo Hà Thanh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã