Học tập đạo đức HCM

Trồng năng hữu cơ lấy củ dễ làm, thu nhập cao

Chủ nhật - 10/10/2021 09:30
Củ năng hữu cơ được đưa vào sản xuất và mỗi năm, nông dân vùng đồng bào dân tộc ở Lâm Đồng đạt lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/vụ.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình người đồng bào dân tộc ở xã Pró (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) cải thiện nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu với củ năng hữu cơ. Đây là loại cây trồng khá mới, phù hợp với điều kiện ruộng nước, vùng trũng thấp.

Theo UBND xã Pró, củ năng được người dân đưa vào sản xuất khoảng 5-6 năm nay. Đến thời điểm này, cả xã hiện có khoảng trên 300ha với sản lượng hàng năm lên đến 10.000 tấn. Ông Tôn Trung Sơn, Giám đốc Hợp tác xã củ năng Pró cho biết, trước khi củ năng bén rễ ở Pró, vùng ruộng nước được người dân chú trọng sản xuất 2 vụ lúa mỗi năm. Năng suất lúa không cao nên thu nhập của người dân vì thế cũng bấp bênh.

Củ năng hữu cơ được người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Pró (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đưa vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: M.H.

Củ năng hữu cơ được người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Pró (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đưa vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: M.H.

“Khi người dân biết trồng củ năng, diện tích đất lúa được chuyển thành mỗi năm sản xuất một vụ lúa, một vụ củ năng. Hiện nay, với trình độ canh tác ngày càng được cải thiện nên năng suất củ năng bình quân đạt 3 tấn/sào (1.000m2), nhiều hộ dân đạt năng suất lên đến 4,5 tấn/sào”, ông Tôn Trung Sơn thổ lộ.

Ông Tôn Trung Sơn, Giám đốc Hợp tác xã củ năng Pró cho hay, giá củ năng hiện khoảng 10.000 đồng/kg nên mỗi vụ, người trồng thu về khoảng 300 triệu đồng/ha, trừ chi phí, mỗi vụ người dân thu lãi khoảng 150 triệu đồng/ha/vụ. Cây trồng này hiện có thị trường tiêu thụ đều đặn, cho nguồn thu nhập tốt nên góp phần giúp người dân đồng bào dân tộc ở xã Pró cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu.

Ông Bờ Nah Ria Ha Điu, 61 tuổi ở thôn Bró Ngó hiện đang sản xuất 5 sào củ năng. Hàng năm, cứ độ tháng 2, tháng 3 là gia đình bắt tay vào cày xới đất, ươm giống và chăm sóc đến tháng 8, tháng 9, tháng 10 là thu hoạch củ năng bán ra thị trường.

Sau thu hoạch củ năng, gia đình cải tạo đất để trồng lúa. Ông Bờ Nah Ria Ha Điu thổ lộ, củ năng dễ trồng, ít bị sâu bệnh nên công việc chăm sóc không cần cầu kỳ.

Hiện nay, gia đình sản xuất theo hướng hữu cơ nên chỉ sử dụng phân chuồng để bón cho cây với quy trình 1 vụ bón 4 lần. Các ruộng năng được gia đình ông duy trì nguồn nước tưới đầy đủ để năng phát triển.

“Trước đây gia đình trồng 5 sào lúa nhưng nguồn thu chỉ đủ gạo ăn. Giờ chuyển qua trồng năng nên gia đình có nguồn thu nhập ổn định”, ông Bờ Nah Ria Ha Điu nói và đưa ra sự so sánh, 1 sào lúa gia đình ông đạt năng suất khoảng 8 tạ, cao nhất được 1 tấn nên mỗi vụ, 1 sào lúa cho thu về khoảng trên dưới 5 triệu đồng.

Về phần củ năng, mỗi sào cho năng suất thấp nhất 3 tấn và với giá 10.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình có thể đạt thu nhập 30 triệu đồng/vụ. Sau khi trừ chi phí, gia đình đạt lãi ròng 15 triệu đồng/sào.

Củ năng hữu cơ được xuống giống vào khoảng tháng 2, tháng 3 và cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Ảnh: M.H.

Củ năng hữu cơ được xuống giống vào khoảng tháng 2, tháng 3 và cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Ảnh: M.H.

Hiện nay, trong khoảng 300ha củ năng của xã Pró thì có khoảng 40ha của các xã viên Hợp tác xã củ năng Pró. Diện tích này hiện đang được hợp tác xã tổ chức sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị cho nông sản. Ông Tôn Trung Sơn, Giám đốc Hợp tác xã củ năng Pró cho hay, cánh đồng năng ở Pró có núi bao quanh và cách xa khu vực sản xuất rau, hoa nên có vùng đệm rộng lớn, phù hợp sản xuất hữu cơ. Hơn nữa, đây là cây trồng ít sâu bệnh, phát triển trong mạnh môi trường tự nhiên nên ít phụ thuộc vào các loại thuốc bảo vệ thực vật như rau, hoa…

Quy trình sản xuất củ năng được đánh giá là đơn giản vì người dân chỉ cần đánh đất, ươm giống vào đầu vụ và duy trì nước tưới, bón phân, chờ ngày thu hoạch.

Củ năng hữu cơ cho năng suất bình quân 30 tấn/ha nên người dân đạt thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/vụ. Trừ chi phí, người dân đạt lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/vụ. Ảnh: M.H.

Củ năng hữu cơ cho năng suất bình quân 30 tấn/ha nên người dân đạt thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/vụ. Trừ chi phí, người dân đạt lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/vụ. Ảnh: M.H.

“Cách trồng đơn giản, giá trị kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác ở địa phương nên người dân quan tâm phát triển. Tại địa bàn, gia đình trồng ít nhất 2 sào và nhiều nhất 3ha. Nói về diện tích phù hợp trồng năng thì xã Pró có khoảng 450ha nhưng chúng tôi khuyến cáo người dân phát triển cân đối để duy trì đất lúa, đảm bảo an ninh lương thực”, ông Tôn Trung Sơn chia sẻ.

Trước khi thực hiện mô hình nông nghiệp hữu cơ, Hợp tác xã củ năng Pró đã sản xuất theo quy trình VietGAP và đăng ký thương hiệu "Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành", đăng ký sản phẩm OCOP và đạt chứng nhận sản phẩm 3 sao.

Nhờ củ năng, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Pró cải thiện nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu. Ảnh: M.H.

Nhờ củ năng, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Pró cải thiện nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu. Ảnh: M.H.

Về thị trường, hiện nay, Hợp tác xã củ năng Pró nói riêng và người dân sản xuất năng nói chung ở địa phương đã đạt được các hợp đồng bao tiêu với các cơ sở thu mua, doanh nghiệp đầu mối ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. “Hiện tại do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp chưa thể lấy hàng được. Những năm trước, người dân bán củ năng rất nhộn nhịp, nhà nào cũng có nguồn thu hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/vụ”, ông Tôn Trung Sơn thổ lộ.

Hiện nay, củ năng Pró được tiêu thụ dưới dạng củ tươi theo hình thức thu hoạch, rửa sạch, đóng gói và chuyển đến tay người tiêu dùng. Trong thời gian tới, để nâng cao giá trị cho sản phẩm, Hợp tác xã củ năng Pró sẽ đầu tư máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, trang bị máy móc, kho lạnh để chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, cung ứng ra thị trường.

Củ năng có tên khoa học là Eleocharis dulcis, họ cói. Đây là loại củ thủy sinh mọc ở đầm lầy, ao, hồ, ruộng lúa và hồ cạn. Củ năng có kích thước, hình dáng bên ngoài gần giống với của hành tây nhưng màu sắc đậm hơn. Bên ngoài củ có màu nâu sậm, bên trong là phần thịt màu trắng. Củ năng có nguồn gốc từ Đông Nam á, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, châu Phi và nhiều hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Củ năng có nhiều tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, riboflavin, canxi, kali, photpho, đồng, vitamin A, B1, B6, C... tốt cho sức khỏe. Thông thường, củ năng được dùng để ăn sống hoặc nấu chín.

https://nongsanviet.nongnghiep.vn/trong-nang-huu-co-lay-cu-de-lam-thu-nhap-cao-d304728.html
Theo Minh Hậu - Kim Sơ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay25,574
  • Tháng hiện tại893,085
  • Tổng lượt truy cập90,956,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây