Học tập đạo đức HCM

Vịt Đại Xuyên 40 năm nâng tầm ngành thủy cầm Việt Nam

Thứ năm - 15/10/2020 21:58
Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành chăn nuôi thủy cầm tại Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng lãnh đạo Viện Chăn nuôi thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Ảnh: VĐX.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng lãnh đạo Viện Chăn nuôi thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Ảnh: VĐX.

Thành tựu nghiên cứu khổng lồ giống thủy cầm

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên tiền thân là Trạm Nghiên cứu vịt (Viện Chăn nuôi) được thành lập những ngày 27/10/1980 với chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ công ích, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ về chăn nuôi thủy cầm phục vụ quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT.

Trong 40 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thực hiện hai dự án Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học mang lại hiệu qua mang tính cách mạng cho ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam.

Trong đó, Dự án “Phát triển chăn nuôi vịt ở Việt Nam” mã số VIE/86/007 do nguồn vốn của UNDP được coi là bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta. Dự án đã nhập được giống ông bà vịt Super M từ Anh Quốc và vịt Khaki Campbell từ Thái Lan. Từ những đàn giống ban đầu nhập về có các dòng đơn tính GMT1, GMT2, GMT3 và GMT4, các nhà nghiên cứu của Trung tâm đã nghiên cứu chọn tạo thành công những dòng vịt mới phục vụ sản xuất cho đến bây giờ.

Dự án thứ hai là Hợp tác theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hungari “Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn gen trong lĩnh vực thủy sản và vật nuôi thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Hungary” có hợp phần về chuyển giao giống vịt Huba. Dự án đang được thực hiện từ tháng 9/2019 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cũng được giao chủ trì thực hiện 4 đề tài, dự án cấp Nhà nước và phối hợp thực hiện 8 đề tài, dự án cấp Nhà nước. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng được giao chủ trì 8 đề tài, dự án và phối hợp thực hiện 12 đề tài, dự án cấp Bộ. Kết quả sản phẩm của các đề tài, dự án đã được chuyển giao vào sản xuất và thúc đẩy chăn nuôi thủy cầm của Việt Nam.

Trong triển khai thực hiện Dự án Khuyến nông, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tập huấn về Kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan an toàn sinh học cho hàng ngàn học viên là khuyến nông viên, hộ chăn nuôi của các tỉnh. Ảnh: VĐX.

Trong triển khai thực hiện Dự án Khuyến nông, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tập huấn về Kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan an toàn sinh học cho hàng ngàn học viên là khuyến nông viên, hộ chăn nuôi của các tỉnh. Ảnh: VĐX.

Thực hiện triển khai Dự án khuyến nông năm 2017-2019 “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Biển 15 - Đại Xuyên cho các tỉnh ven biển Miền Bắc và Miền Trung”. Kết quả đã thúc đẩy chăn nuôi vịt Biển 15 - Đại Xuyên tại các tỉnh triển khai dự án, xây dựng được 324 mô hình, chuyển giao 117.000 con giống đến cho người chăn nuôi, tổ chức tập huấn cho 3.564 người chăn nuôi. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế từ 25 - 30 triệu đồng/hộ. Kết thúc Dự án đã xây dựng được 3 Hợp tác xã sản xuất giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên thương phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng và lan tỏa ra các địa phương ven biển trong cả nước.

Trong công tác nuôi giữ giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hiện trung tâm đang nuôi giữ, chọn lọc nhân thuần các đàn giống gốc đảm bảo chất lượng an toàn dịch bệnh với tổng đàn thủy cầm giống gốc, quỹ gen bình quân trên 22.000 con. Hàng năm Trung tâm đã cung cấp bình quân 1,5 - 1,8 triệu con giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.

Ngoài các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo, hàng năm Trung tâm đã hỗ trợ về con giống, vật tư cho các tổ chức, đơn vị, hội viên để phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, chương trình chung tay phát triển kinh tế biển đảo tặng vịt Biển 15 - Đại Xuyên cho cán bộ chiến sĩ nhân dân huyện đảo Trường Sa, tặng vịt, ngan cho Bộ Tư Lệnh Quân chủng Hải Quân và các địa phương mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn với chủ quyền đất nước và phát triển kinh tế.

Trong quá trình xây dựng và phát triển 40 năm, tổng kết lại đến nay Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã chọn lọc tạo được 19 dòng vịt siêu thịt có năng suất và chất lượng cao (dòng T1, T5, T4, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, T13, T14, ST1, ST2, MT1, MT2, MT3, TS132, TS142); 10 dòng vịt chuyên trứng (dòng K1, K2, C1, C2, CVL1, CVL2, TC1, TC2, TsC1, TsC2); 2 dòng vịt kiêm dụng PT1, PT2, giống vịt siêu thịt SM, 1 giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên, 01 giống vịt siêu trứng TsN15 - Đại Xuyên, 01 giống ngỗng; 4 dòng ngan ngoại cao sản. Nâng cao năng suất trứng từ 10 - 20 quả, năng suất thịt 200 - 400g/con thúc đẩy cho phát triển chăn nuôi vịt, ngan ở Việt Nam, duy trì là một nước đứng thứ hai thế giới về số lượng vịt.

Có 18 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người chăn nuôi và đem lại hiệu quả trong sản xuất.

Trong 40 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên thực hiện hai dự án Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học mang lại hiệu qua mang tính cách mạng cho ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam. Ảnh: VĐX.

Trong 40 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên thực hiện hai dự án Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học mang lại hiệu qua mang tính cách mạng cho ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam. Ảnh: VĐX.

Phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu cả nước về thủy cầm

Với thành quả đạt được trong 40 năm qua, trong giai đoạn tới, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đặt mục tiêu xây dựng Trung tâm trở thành đơn vị nghiên cứu hàng đầu về chăn nuôi thủy cầm trong nước, khu vực và trên thế giới.

Mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, tự động hóa. Lựa chọn, phát triển bền vững sản phẩm chủ lực và bảo tồn phát huy lợi thế của các giống bản địa.

Về công tác nghiên cứu, tập trung nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống vịt chuyên thịt có năng suất cao và ổn định 3,4 - 3,8kg/con, năng suất trứng đạt 190 - 220 quả/mái/42 tuần đẻ. Chọn tạo và phát triển giống vịt siêu nạc đáp ứng cho chăn nuôi công nghiệp và thị hiếu của người tiêu dùng. Chọn tạo và phát triển giống vịt chuyên thịt phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo để tạo con lai ngan vịt.

Chọn tạo và phát triển 3 giống vịt chuyên trứng cho năng suất trứng 270 - 290 quả/mái/năm và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp 1,8 - 1,9kg. Chọn tạo 01 giống vịt chuyên trứng năng suất 260 - 270 quả/mái/năm phù hợp với điều kiện xâm ngập mặn.

Với giống vịt kiêm dụng, tiếp tục nuôi giữ và phát triển nguồn gen của một số giống vịt kiêm dụng bản địa như: vịt Bầu Bến, vịt Đốm. Chọn tạo và phát triển giống vịt kiêm dụng phù hợp với phương thức chăn nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Về giống ngan, nuôi giữ và khai thác nguồn gen giống ngan Sen. Chọn tạo và phát triển bộ giống ngan ngoại gồm 2 dòng: trung bình và nặng cân để phục vụ cho sản xuất. Chọn tạo và phát triển 1 giống ngan chuyên phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo ngan vịt và chọn tạo 4 dòng ngỗng xám và tạo một số tổ hợp lai với ngỗng trời.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, chế độ ăn phù hợp cho từng loại vịt, ngan. Xây dựng công thức thức ăn bổ sung cho nhồi con lai ngan vịt lấy gan béo...

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, 1 giải thưởng Nhà nước, 15 Bằng khen của Chính phủ, 3 Cờ Thi đua xuất sắc, 1 giải thưởng Bông lúa Vàng, 100 Bằng khen của các Bộ ngành và nhiều giải thưởng, phần thưởng khác.

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đề nghị Bộ NN-PTNT và UBND TP. Hà Nội cho triển khai xây dựng Khu ấp nở tập trung để kiểm soát đầu vào và ra đối với sản phẩm con giống của khu chợ giống. Cho phép Trung tâm được thực hiện Dự án “Mở rộng Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên” giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch trung hạn. Diện tích mở rộng 7,5ha thuộc địa phận xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.

Theo TS Nguyễn Văn Duy (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên)/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay22,119
  • Tháng hiện tại928,221
  • Tổng lượt truy cập90,991,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây