Trở về từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, ông Phạm Văn Quất (ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, Hải Dương) về làm công nhân ở trại cá Lê Hồng. Năm 1987, ông tình nguyện xin nghỉ hưởng chế độ một lần.
Về quê, nhận thấy đất mênh mông nhưng việc cấy lúa của nông dân hiệu quả không cao ông suy nghĩ cần phải tìm hướng đi mới. Quyết chí làm giàu trên quê hương, thêm kinh nghiệm làm ở trại cá, ông bàn với vợ vay tiền đấu thầu 14 sào đất bãi trũng trồng lúa vụ của xã để đào ao sản xuất cá giống.
|
Lão nông Phạm Văn Quất nuôi cá giống thành công bằng nước giếng khoan. Ảnh: hoinongdan.org |
Công cuộc cải tạo ruộng trũng ban đầu được làm thủ công, lấy sức người làm chính. Chuyển sang nuôi thả cá, thu nhập và mức sống của gia đình ông từ đói nghèo trở nên đủ ăn và có dư.
Từ năm 2003, nhờ tích cực tiếp thu, học hỏi kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn và khóa dạy nghề sơ cấp thủy sản do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức, gia đình ông vay thêm khoảng 10 tỷ đồng để đầu tư. Ông xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt.
Trang trại có 29 ao lớn nhỏ. Trong đó, 10 ao nuôi cá bố mẹ, 19 ao ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống các kích cỡ khác nhau. Từ đây, ông đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nổi tiếng trên địa bàn tỉnh.
Với suy nghĩ liên kết sản xuất giúp các thành viên cùng nhau phát triển kinh tế, năm 2008, được sự hỗ trợ, động viên của Hội Nông dân xã, ông Quất đứng ra thành lập tổ liên kết ương nuôi cá giống, gồm 22 thành viên trong xã. Việc ra đời tổ liên kết sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, hạ giá thành cá giống, sản xuất và tiêu thụ ổn định.
Theo đó, các thành viên trong tổ liên kết đã cùng nhau nhập cá bột, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, liên kết đổi công và tiêu thụ cá giống.
Hiện, mỗi năm, trang trại của ông sản xuất và cung ứng ra thị trường được hơn 700 triệu con cá giống các loại. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, lợi nhuận thu về mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ông Quất ương được cả nhiều loại cá khó ương giống như cá lăng. Ảnh: Bizmedia |
Không chỉ tạo công ăn việc làm, ông Quất còn thường xuyên cung ứng giống dưới hình thức bán chịu cho nhiều hội viên nông dân trong và ngoài xã không tính lãi. Có nhiều hộ, ông còn đứng ra cung ứng giống, sau đó lại bao tiêu sản phẩm nên đã tạo sự yên tâm cho người nuôi cá.
Ngoài ra, ông Quất cũng trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, phổ biến kỹ thuật nuôi cá giống, cung cấp thông tin về thị trường cho người dân. Việc làm của ông với mong muốn hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản cho các hộ làm nghề.
Với những kết quả đã đạt được, ông được trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013”.
Theo VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã