Thị xã Phú Thọ nằm ở bờ tả ngạn sông Thao, trung tâm tỉnh Phú Thọ. Nhận thấy vùng đất này có địa hình bán sơn địa, điều kiện khi hậu thuận lợi để chăn nuôi quy mô lớn, ông Lê Văn Thức xây dựng trang trại nuôi lợn với quy mô hơn 1.000 con, trong đó có khoảng 150 nái.
|
Mô hình nuôi lợn khép kín tại trang trại của ông Thức. Ảnh: NVCC |
Ông Thức là một trong những hộ đầu tiên tại thị xã Phú Thọ nuôi lợn tlợn chuỗi khép kín trên quy mô lớn, bắt đầu từ năm 2000. Thời điểm đó, địa phương cũng có nhiều người nuôi lợn nhưng quy mô nhỏ với 20-80 nái.
Chuỗi chăn nuôi khép kín bắt đầu từ con giống khỏe mạnh do ông Thức tự sản xuất. Lợn giống được kiểm dịch kỹ càng trước khi phân đàn. 3 tuần tuổi đầu, lợn con được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Thời gian từ khi bú mẹ đến 12 tuần tuổi, lợn được tẩy giun và tiêm phòng các loại văcxin phòng nhiều bệnh thường gặp như thương hàn, giun sán…
Để theo dõi sự phát triển của đàn lợn, ông Thức cùng 5 nhân công thường xuyên túc trực ở trang trại. Ông còn thuê riêng kỹ sư chăm lo kỹ thuật cho trang trại. Thức ăn sử dụng chủ yếu là cám công nghiệp, khẩu phần ăn được tính toán kỹ lưỡng để lợn có thể phát triển tốt nhất.
Ngoài việc chủ động nguồn giống, ông Thức thiết kế hệ thống chuồng trại khoa học, thoáng mát nhằm khử mùi, thuận lợi cho vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đàn lợn.
Lợn thịt đạt trọng lượng 100 kg có thể xuất chuồng, mỗi năm 2 đợt lớn. Giá bán lợn không ổn định, có đợt đáy 18.000 đồng mỗi kg, cũng có đợt cao điểm 38.000 đồng. Tuy nhiên, giá lợn bù trừ, trung bình một năm ông cũng thu về khoảng một tỷ đồng.
|
Lão nông Lê Văn Thức nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013”. Ảnh: NVCC |
Ông Thức cho biết, để thành công với mô hình này, bên cạnh việc chọn con giống tốt, chủ trại phải là người hiểu biết về vật nuôi, tuân thủ quy trình an toàn. Trước khi xuất lợn ra thị trường, lợn đều được kiểm dịch và có giấy kiểm định an toàn, nên các cơ sở tiêu thụ tin tưởng.
Nuôi lâu năm trên quy mô lớn, nên ông Thức phân phối thịt cho nhiều cửa hàng, siêu thị tiêu thụ và không phụ thuộc vào thương lái. Vì thế, có đợt lợn mất giá, lợi nhuận ông thu về ít hơn nhưng không xảy ra tình trạng tồn lợn.
Theo ông Thức, để hạn chế phụ thuộc vào thương lái, người nuôi nên quan tâm đến chất lượng, đáp ứng được cho các cửa hàng, siêu thị hay chợ lớn. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu giá, nhu cầu, thời tiết, thời điểm giá thấp trong năm, nhu cầu của thị trường trước vụ nuôi. Ví như mùa Tết thì nên tăng quy mô, các tháng còn lại nên giảm số lượng và tập trung nuôi lợn đẹp, thịt ngon để tháo gỡ đầu ra. Người nuôi cũng nên tự tìm, liên hệ, trao đổi với các sở sở tiêu thu lợn sạch như siêu thị, chợ lớn, cửa hàng...để đa dạng đầu ra, tránh bị thương lái ép giá.
Với mô hình nuôi lợn khép kín thành công, ông Thức đã được tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013” và góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương.
Theo Thanh Thủy/ VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã