Học tập đạo đức HCM

Các chợ ở Hà Tĩnh “biến” rác thải thành phân vi sinh

Thứ ba - 06/12/2022 21:07
Việc xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động buôn bán tại các chợ dân sinh nhằm đảm bảo môi trường luôn khiến các địa phương ở Hà Tĩnh phải “đau đầu”. Hiệu quả mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” sẽ là “lời giải” cho vấn đề nan giải này.
135d0155825t7266l10 152d0101631t65759l0

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải luôn là vấn đề khiến các địa phương ở Hà Tĩnh gặp khó.

Nằm ở vị trí trung tâm của xã, lại có điều kiện giao thông thuận lợi nên chợ Cầu (xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên) luôn có lượng lớn tiểu thương và người dân tham gia mua bán, tiêu thụ nhiều loại mặt hàng. Hoạt động buôn bán tấp nập ở chợ dân sinh này làm cho lượng rác thải phát sinh mỗi ngày khá lớn.

Theo tính toán, trung bình mỗi ngày, BQL chợ Cầu phải thu gom trên 200 kg rác thải các loại. Rác thải ở chợ thường được thu gom, tập kết rồi vận chuyển tới bãi rác tập trung của thôn để xử lý. Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thu dọn rác nhưng với lượng rác phát sinh nhiều nên có thời điểm, rác thải bị ùn ứ, tồn đọng gây ô nhiễm môi trường tại chợ Cầu.

152d1110550t94362l0

Rác thải hữu cơ được phân loại trước khi mang tới hố ủ phân ở chợ Cầu, xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên.

Vào đầu tháng 3/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cẩm Xuyên phối hợp với chính quyền xã Cẩm Lộc tiến hành xây dựng mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” ngay phía sau chợ Cầu (gồm 2 hố ủ phân có diện tích 15 mvới mức đầu tư 15 triệu đồng) để xử lý số rác thải phát sinh.

Sau khi được phân loại, rác thải hữu cơ như lá cây, rau, củ, quả, thức ăn thừa, trái cây… sẽ được bỏ vào hố ủ rác. Mỗi một lớp rác sẽ được ủ với một lớp chế phẩm sinh học và đậy nắp kín, sau 45 ngày sẽ thành phân. Số phân vi sinh được Hội LHPN xã Cẩm Lộc bán cho người dân địa phương để gây quỹ giúp đỡ phụ nữ và trẻ em nghèo trên địa bàn.

152d0101534t99431l0

Rác thải hữu cơ được phân loại và xử lý thành phân vi sinh.

Bà Nguyễn Thị Sinh – thành viên BQL chợ Cầu (xã Cẩm Lộc) cho hay: Dù đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” đã cho thấy tín hiệu đáng tích cực bởi rác thải hữu cơ đều được thu gom, xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường; đồng thời, giảm được chi phí vận chuyển khi rác thải đều được xử lý tại chỗ, thay vì phải đưa tới địa điểm xử lý tập trung.

Từ hiệu quả của mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Cầu (xã Cẩm Lộc), Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên đã phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng mô hình này ra 5 chợ trên địa bàn các xã: Cẩm Vịnh, Cẩm Trung, Cẩm Lạc, Cẩm Thịnh…

152d1103046t67996l0

Mô hình xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh ở xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

Ông Lê Văn Bình – thành viên BQL chợ Xép (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) cho hay: Cách đây 4 tháng, địa phương hỗ trợ 30 triệu xây dựng 3 hố ủ phân vi sinh từ rác thải tại chợ Xép. Với 3 hố ủ phân này, không chỉ xử lý được rác thải hữu cơ phát sinh từ hoạt động buôn bán của chợ mà còn hỗ trợ một số gia đình lân cận xử lý rác sau khi phân loại.

Là một trong những địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022, vậy nên, tiêu chí môi trường được xã Cẩm Vịnh tập trung xử lý. Hiệu quả từ mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Xép góp phần xử lý hiệu quả vấn đề rác thải, xây dựng nông thôn ngày càng sạch, đẹp, môi trường trong lành.

152d0102056t26971l0

Xã Cẩm Vịnh hướng tới đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2022.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên Trần Thị Thanh Liên cho hay: Từ khi mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” được triển khai, tiểu thương và người dân mua bán ở các chợ trên địa bàn đã có ý thức hơn trong việc phân loại, xử lý rác thải.

Cùng với đó, phân bón hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất cây trồng từ 20 – 50%, hạn chế được sâu bệnh, cải tạo đất tốt, tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất tốt hơn so với phân bón hóa học nên rất được người dân ưa chuộng

135d0155502t47717l0

Mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Hôm, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ.

Ngoài huyện Cẩm Xuyên, việc xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh tại các chợ dân sinh cũng được các địa phương khác ở Hà Tĩnh tích cực triển khai.

Trong số này có chợ Hôm ở xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ. Chợ có gần 200 quầy hàng kinh doanh, buôn bán, chủ yếu là các loại thực phẩm, rau củ, quả... do vậy, mỗi ngày, lượng rác thải, nhất là rác thải hữu cơ phát sinh khá lớn với khối lượng từ 200 – 250 kg.

Để xử lý số rác thải phát sinh tại chợ Hôm, Hội LHPN huyện Đức Thọ phối hợp với BQL chợ triển khai xây dựng mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” khi xây dựng 4 hố (3 hố xử lý rác hữu cơ và 1 hố tập kết rác thải khó phân hủy) có nắp đậy, mái che kiên cố.

152d0100309t70795l0

Phân vi sinh được người dân Đức Thọ ưa chuộng khi góp phần tăng năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế thay vì dùng phân hóa học.

Từ khi đi vào hoạt động vào tháng 8/2021 tới nay, mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Hôm không chỉ giảm lượng rác thải phát sinh ra môi trường mà còn tạo ra 5 tấn phân bón, cung cấp cho các hộ dân có nhu cầu trồng cây trên địa bàn.

152d1110214t11826l0

Phân vi sinh được người dân sử dụng bón cho cây trồng.

Nhằm khuyến khích các địa phương nhân rộng mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải”, HĐND huyện Đức Thọ đã ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng các hố xử lý rác thải tại các chợ dân sinh với mỗi điểm xử lý được hỗ trợ kinh phí 15 triệu đồng.

Với hiệu quả từ mô hình và sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền thì tới nay, ngoài chợ Hôm ở xã Thanh Bình Thịnh đã có thêm 6 chợ dân sinh ở các xã Bùi La Nhân, thị trấn Đức Thọ cùng triển khai.

152d1110613t39735l0

Việc xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh tại các chợ trên địa bàn tỉnh góp phân giảm áp lực cho việc xử lý rác của các địa phương.

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Quyên cho hay: Trước thực trạng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng gây áp lực trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý cho các địa phương thì hiệu quả từ mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” tại 11 chợ dân sinh ở 2 huyện Cẩm Xuyên và Đức Thọ đã giảm thiểu tới 90% lượng rác thải phát sinh ra môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân, góp phần quan trọng trong củng cố, nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Theo bà Nguyễn Thị Quyên, qua thành công bước đầu tại các chợ dân sinh ở Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hội LHPN tỉnh đang khuyến khích các địa phương nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

https://baohatinh.vn/nong-nghiep/cac-cho-o-ha-tinh-bien-rac-thai-thanh-phan-vi-sinh/241214.htm

Theo Quỳnh Chi/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay44,450
  • Tháng hiện tại702,519
  • Tổng lượt truy cập90,765,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây