Học tập đạo đức HCM

700ha chè Hà Tĩnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Chủ nhật - 06/08/2017 09:03
Chè Hà Tĩnh trồng theo chuẩn VietGap, tưới nước sạch và bón phân hữu cơ, được các thị trường châu Âu, Nhật Bản ưa chuộng.

Các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn của Hà Tĩnh hiện canh tác khoảng 700ha chè theo tiêu chuẩn VietGap, cung ứng nguồn nguyên liệu tươi sạch cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Nhờ quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, an toàn và khoa học, người dân nơi đây không ngừng nhân rộng diện tích những đồi chè xanh.

Chè được chăm bón bằng phân hữu cơ và phế phẩm tận dụng từ sản xuất nông nghiệp (rơm, rạ ủ thành phân bón vi sinh). Chúng giúp đất trồng tơi xốp, cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cây sinh trưởng, hạn chế các rủi ro về ô nhiễm môi trường.

Nông dân sử dụng nguồn nước sạch tươi cho cây. Ngoài ra, còn trồng các hàng nghìn cây muồng để phủ bóng đồi chè mùa khô hạn. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật từ khâu sản xuất tới tới chế biến, người dân Hà Tĩnh đã tạo ra sản phẩm chè sạch, thơm ngon để xuất khẩu.

 

Khi thu hoạch, chè được thu hái bằng tay, ngọn phải đủ tiêu chuẩn "một tôm hai lá". Kết thúc mỗi đợt hái búp, nếu phát hiện lá chè có vết thâm hay dấu hiệu của sâu bệnh, người trồng tiến hành xử lý bằng thuốc trừ sâu đã qua kiểm định nghiêm ngặt, liều lượng phun đúng chuẩn. Thời gian cách ly 20-30 ngày, đảm bảo không còn tồn dư các chất hóa học, kim loại nặng độc hại trên chè, an toàn đối với người sử dụng.

Những búp chè tươi non sau khi được thu hoạch sẽ được chuyển thẳng về xưởng chế biến của Công ty CP Chè Hà Tĩnh. Công nhân đưa búp nguyên liệu vào lò sao để diệt men và làm bay một phần hơi nước. Tiếp đó, chè được đưa vào các cối để làm dập và định hình búp. Trải qua công đoạn chế biến, sản phẩm ra lò cho hương thơm đặc trưng. Khi uống thấy chát nhẹ, hậu vị ngọt đậm đà.

polyad

Nông dân Hà Tĩnh thu hái chè buổi sáng. Ảnh: Bizmedia

Quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ bởi 3 xí nghiệp trồng và chế biến chè tại huyện Hương Khê, Hương Sơn và Kỳ Anh. Hiện nay, ngoài tiêu thụ trong nước, chè Hà Tĩnh còn vươn tới nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu.

                                                                                                                                 Theo Thủy Hà/vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay29,584
  • Tháng hiện tại935,686
  • Tổng lượt truy cập90,999,079
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây