Theo đó, việc sử dụng ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản bằng công nghệ Blockchain phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, thông qua việc ứng dụng các công nghệ ứng dụng tiên tiến về bảo mật trong kiểm soát chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản cho thị trường, giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất và lựa chọn nông sản chất lượng cao; góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu nông sản cho địa phương, niềm tin của khách hàng và tạo dựng thị trường nông sản minh bạch.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở NN-PTNT làm đầu mối, phối hợp với Cty TE-FOOD tiến hành nghiên cứu, xác định các nhóm nông sản ưu tiên áp dụng truy xuất nguồn gốc nông sản bằng công nghệ Blockchain. Trong đó, ưu tiên thực đối với các loại sản phẩm khoai tây, cà phê, sầu riêng… và một số sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu. Đồng thời, tập trung truy xuất nguồn gốc đối với những nông sản nhập khẩu mạo danh thương hiệu Đà Lạt (Lâm Đồng) như khoai tây, cà rốt…
Tác giả bài viết: Theo Bình Minh (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã