Năm 2008 được sự hỗ trợ của tổ chức ADDA Đan Mạch, Hội nông dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ.
Sau 6 năm thực hiện sản xuất rau hữu cơ ngày 18/ 12/2014 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Quả lặc lày và rau quả hữu cơ” cho Hội Nông dân huyện Lương Sơn.
Từ khi bà con xóm Đầm Đa 1 chuyển sang trồng rau hữu cơ, không phải lo đầu ra. Các đơn vị kinh doanh rau sạch ở Hà Nội về "vét" cho sạch hàng.
Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn cho biết, từ khi có thương hiệu thì rau quả hữu cơ nói chung, quả lặc lầy nói riêng có chỗ đứng trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Hiện tại, rau củ quả và lặc lầy hữu cơ của 15 nhóm nông dân thuộc 7 xã, thị trấn sản xuất không đủ cung cấp ra thị trường.
Xung quanh luống rau hữu cơ, bà con trồng hoa hướng dương để thu hút sâu bệnh.
Chị Nguyễn Thị Dung, người quản lý mô hình trồng rau hữu cơ ở xóm Đầm Đa 1 chia sẻ, trồng rau hữu cơ người nông dân phải đầu tư nhiều công sức hơn. Bù lại, rau luôn bán cao gấp 3-4 lần so với các loại rau thông thường.
Việc bà con nông dân xã Hợp Hòa chuyển sang trồng rau hữu cơ đã mở ra nhiều cơ hội cho chính mình.
Theo tính toán của bà con trồng rau hữu cơ, 1ha rau hữu cơ, mỗi năm cho thu cả nữa tỷ đồng.
Tại thị trấn Lương Sơn có một cửa hàng bày bán rau hữu cơ của bà con nông dân trong huyện. Giá bán từ 20.000đ/1kg rau.
Theo Xuân Tuấn/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã