Xét về mặt xuất khẩu hàng nông sản hữu cơ của Việt Nam hiện nay thì chủ yếu là xuất sang các nước phát triển như Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Trung Quốc… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sản lượng xuất chưa nhiều, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ vào khoảng 10 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đến nay đã có hơn 50 công ty Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với các mặt hàng nông sản. Các mặt hàng được chứng nhận gồm rau, củ, dừa và sản phẩm từ dừa, gạo, trái cây sấy. Tuy nhiên trên thực tế, doanh thu thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 1% giá trị của thế giới, chỉ khoảng 5 triệu euro, gần bằng một nửa của Thái Lan (12 triệu euro). Theo ước tính, đến cuối năm 2017 sản phẩm hữu cơ ra thị trường Việt Nam khoảng 1 tấn/ngày.
Về sản xuất nông sản hữu cơ, thống kê từ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho thấy hiện cả nước có 26 đơn vị, với diện tích 4.100 ha, tập trung ở 15 tỉnh, thành. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay cơ hội thì ít mà khó khăn thách thức thì nhiều.
Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có 33/63 tỉnh thành có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, diện tích (kể cả thu hái tự nhiên và trên 20.000 ha mặt nước thuỷ sản hữu cơ) cũng mới đạt khoảng 70.000 ha, đứng thứ 56/172 nước.
L. Hồng - Đ. Dương/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã