Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương xây dựng hoàn chỉnh Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời đã thực hiện một số nhiệm vụ của đề án trong năm 2018.
Đến nay đã tổ chức khảo sát lựa chọn và UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch mua sắm thực hiện thí điểm phát triển, hoàn thiện 6 sản phẩm làm điểm tham gia đề án, gồm: Cam Khe Mây, nước mắm Lạch Kèn, bánh đa nem Thuận Kỷ, nước mắm Phú Khương, nem chua Ý Bình, kẹo cu đơ Phong Nga.
Mục tiêu đề án nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng cộng đồng với sự tự nguyện tham gia của người dân để khai thác các tiềm năng, lợi thế thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, thương mại hóa sản phẩm, phát triển xã hội nông thôn bền vững.
Tại cuộc họp, đại biểu cho rằng, đề án đã tạo cơ hội cho những ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp. Tinh thần của đề án là làm từ “dưới lên”, dân đề xuất trước, dân bàn, dân làm và thụ hưởng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, có chính sách, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng dẫn và dành nguồn lực để hỗ trợ… Các sản phẩm đề án đưa ra chỉ mang tính định hướng, việc sản xuất cái gì, bao nhiêu là do người sản xuất quyết định.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh ghi nhận ban soạn thảo đề án đã rà soát, cập nhật các nội dung đảm bảo phù hợp theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên nhìn chung đề án vẫn còn nặng về lý luận, chưa thực sự bám sát thực tiễn địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện đề án. Trong đó, đánh giá kỹ thực trạng sản phẩm, chính sách của Hà Tĩnh, nhất là những chính sách mà tỉnh đã ban hành thời gian qua. Phải xây dựng bộ tiêu chí khung để đánh giá, xếp loại chất lượng sản phẩm. Nên ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn với tiêu thụ sản phẩm, thiết kế nhãn mác, xây dựng thương hiệu.
Cốt lõi của OCOP Các bên tham gia: Người dân: “Người chơi” - Như một doanh nghiệp thực thụ mới tồn tại được. Nhà nước: Tạo “sân chơi” bằng chu trình OCOP; Điều phối các nguồn lực và hỗ trợ Nhà khoa học: Cùng làm, chia sẻ lợi ích theo hợp đồng Nhà doanh nghiệp: Liên kết theo chuỗi giá trị Các nhà khác: Tư vấn (cả chương trình, kỹ thuật, thiết kế mẫu mã, quản trị kinh doanh, sản xuất, thị trường,..); Ngân hàng: hợp đồng Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020: 483,862 tỷ đồng |
Tác giả bài viết: Theo Bá Tân – Lê Tuấn/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã