Theo đó, qua 3 vòng chấm điểm gồm 1 vòng cấp huyện và 2 vòng cấp tỉnh có 56 sản phẩm của 38 chủ thể được UBND tỉnh công nhận, xếp hạng sao OCOP. Trong đó có 30 sản phẩm đạt 3 sao và 26 sản phẩm 4 sao.
Trước đó, để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, Sở NN-PTNT Bình Thuận đã tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ thực hiện chương trình OCOP ở các cấp và các chủ thể với 558 học viên tham dự.
Bên cạnh đó, Sở NN- PTNT Bình Thuận còn phối hợp đơn vị tư vấn hỗ trợ cho 51 chủ thể với 82 sản phẩm gồm rau củ quả tươi, thịt trứng sữa, chế biến thủy hải sản...tham gia chương trình OCOP trong năm 2020. Cụ thể, nội dung hỗ trợ các chủ thể như: quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO, thiết kế bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch, câu chuyện sản phẩm... đáp ứng theo quy định.
Trong định hướng chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá những sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn có tiềm năng tham gia chương trình OCOP. Đồng thời hỗ trợ các tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm mới, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền thống, sản phẩm lợi thế, sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng để góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị...
“Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ nâng cao giá trị, doanh thu cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận từ 3 đến 4 sao trong năm 2020. Cũng như phát triển 100 sản phẩm tham gia OCOP được công nhận 3-4 sao và từ 3 -5 sản phẩm đủ điều kiện chứng 5 sao cấp quốc gia.
Đồng thời củng cố và phát triển các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với xây dựng 10 chuỗi giá trị. Xây dựng 1-2 dịch vụ du lịch cộng đồng”, ông Phước chia sẻ và cho biết thêm, để thực hiện mục tiêu trên, Sở NN-PTNT sẽ phối hợp với các Sở ngành (Công thương, Du lịch) tham gia thực hiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh đối với các sản phẩm từ 3-4 sao đã được công nhận.
Xây dựng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP lâu dài, ổn định như các cửa hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ...Tỉnh cũng sẽ động phối hợp với các tỉnh bạn trong việc giao lưu trao đổi sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường nội địa.
Củng cố, xây dựng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức tham gia thực hiện chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo vững về chuyên môn, mạnh về năng lực để tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm lãnh đạo các doanh nghiệp và HTX tham gia OCOP. Triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và tỉnh liên quan đến Chương trình OCOP bao gồm: chính sách hỗ trợ tín dụng, vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ KHCN, hỗ trợ phát triển sản phẩm, đào tạo nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thương mại...
https://nongnghiep.vn/binh-thuan-cong-bo-56-san-pham-duoc-xep-hang-sao-ocop-d281947.html
Theo Kim Sơ/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã