Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025. |
Sản phẩm giò lụa ngũ sắc Cao Thủy (xã Thạch Bình) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đồng bộ, khai thác có hiệu quả tài nguyên bản địa; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; phát huy giá trị truyền thống, văn hoá của mỗi vùng miền; đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân OCOP làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn để liên kết, dẫn dắt nông dân sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng với yêu cầu thị trường, từ đó tạo sinh kế, thu nhập bền vững cho người dân; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2025, có tối thiểu 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; tập trung phát triển, nâng hạng các sản phẩm OCOP, phấn đấu có tối thiểu 20% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, 5% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao.
Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh kiểm tra cơ sở sản xuất nước mắm, mắm tôm truyền thống Làng Xưa ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà.
Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định.
Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử, website, facebook, zalo,...); phấn đấu mỗi huyện, thành phố, thị xã có tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đảm bảo Quy chế quản lý Điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 01/12/2020.
Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung là tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy, tạo cảm hứng cho các chủ thể tham gia khởi nghiệp từ Chương trình OCOP. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hoá địa phương,...);
Chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; tập trung phản ánh sự tham gia của cộng đồng vào sản xuất sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá địa phương nhằm góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP, tạo cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp.
Trà mướp đắng Mai Hương (Cẩm Xuyên) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; tổ chức triển khai chu trình OCOP hằng năm linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đặc điểm từng sản phẩm;
Kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại; nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực hiện chương trình; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số; củng cố, hình thành, phát triển các hội OCOP; xây dựng và phát triển hệ thống đối tác OCOP; phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP...
Đến nay, Hà Tĩnh có 217 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 11 sản phẩm 4 sao và 206 sản phẩm 3 sao (đã công nhận 284 sản phẩm, trong đó có 67 sản phẩm (gồm 3 sản phẩm 4 sao và 64 sản phẩm 3 sao) đã hết thời hạn sử dụng chứng nhận OCOP). |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã