Học tập đạo đức HCM

15 Sử dụng thức ăn ủ chua cho bò sữa

Thứ bảy - 22/09/2018 07:58
Khác với những loại thức ăn thông thường, ngô ủ thường có hàm lượng tinh bột cao hơn và hàm lượng xơ thấp hơn (Beauchemin et al. 2008). Bởi vậy, khẩu phần chứa ngô ủ là một giải pháp có tiềm năng trong việc nâng cao được hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả môi trường.

Bố trí thí nghiệm

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La. 

Đối tượng

Gia súc thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 16 bò sữa (8 bò đang cho sữa và 8 bò cạn sữa), chu kỳ tiết sữa 3 - 6, bò tiết sữa ở tháng tiết sữa 3 - 6. Thí nghiệm được lặp lại hai lần, tổng số bò thí nghiệm là 32 con. 

Thức ăn: Thức ăn thô xanh (cây ngô giai đoạn chín sáp) được cắt ngắn (10 - 15 cm) trước khi cho ăn, ngô chín sáp ủ chua được lấy tại hố ủ (thời gian ủ là 60 - 90 ngày). 

Bò sữa có đặc điểm đồng đều các yếu tố giống, tuổi, chu kỳ tiết sữa, sản lượng trung bình/chu kỳ, sản lượng sữa trung bình/ngày giữa các lô thí nghiệm. Bò sẽ được bố trí thành hai nhóm, trong đó khẩu phần đối chứng (ĐC) sử dụng cây ngô tươi giai đoạn chín sáp và khẩu phần thí nghiệm (TN) sử dụng thức ăn ủ chua (cây ngô giai đoạn chín sáp ủ chua 60 - 90 ngày). Thí nghiệm sẽ tiến hành trong 60 ngày (bò cạn sữa) và 90 ngày (bò tiết sữa), trong đó 15 ngày nuôi thích nghi và được lặp lại 2 lần. 

Chăm sóc: Trong thời gian nuôi thích nghi, bò được tiêm phòng và tẩy giun sán theo quy định của thú y. Các loại thức ăn trong khẩu phần được trộn lẫn thành thức ăn hỗn hợp trước khi cho ăn. Bò được nhốt riêng mỗi khi cho ăn và được cho ăn hai lần vào buổi sáng (8 giờ) và buổi chiều (16 giờ), nước uống cung cấp tự do. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân hàng ngày trước khi cho ăn. Trong giai đoạn nuôi xác định tỷ lệ tiêu hóa, bò được nuôi nhốt riêng để tiến hành thu phân theo cá thể. 

  

Kết quả

Dinh dưỡng thu nhận

Trên bò tiết sữa: Lượng vật chất khô và các chất dinh dưỡng thu nhận của khẩu phần TN cao hơn khẩu phần đối chứng (P <0,05). Trên bò cạn sữa cũng tương tự như vậy, tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). 

Theo Ørskov và Ryle (1990), việc ủ chua thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần xơ của các loại thức ăn này. Đồng thời, khi cho gia súc ăn loại thức ăn ủ chua này đã làm thay đổi các sản phẩm trong quá trình lên men như tỷ lệ axit acetic cao hơn trong VFAs, kết quả là đã thay đổi CH4 sản sinh trong dạ cỏ. 

  

Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng

 Kết quả cho thấy, việc sử dụng thức thức ăn ủ chua đã làm tăng lượng các chất dinh dưỡng thu nhận trên bò tiết sữa (P <0,05) nhưng không có sự khác biệt trên bò cạn sữa (P >0,05). 

Theo các nhà khoa học, việc ủ chua đã làm tăng khả năng phân giải các chất trong dạ cỏ và từ đó làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần. 

Khả năng tiết sữa

Bảng 4 và hình 1 cho thấy, sau 12 tuần thí nghiệm, mặc dù sản lượng sữa của cả 2 lô đều giảm dần đều theo quy luật tiết sữa, nhưng tốc độ suy giảm sản lượng sữa của bò ở lô ĐC nhanh hơn so với bò ở lô TN. Đến khi kết thúc thí nghiệm (tuần 12) năng suất sữa của đàn bò ở lô TN (15,12 kg FCM/c/ngày) cao hơn so với LĐC (17,62 kg FCM/c/ngày). Do đó, xét trong toàn thời gian thí nghiệm, sản lượng FCM trung bình của bò ở lô TN (19,85 l/ngày) cao hơn so với lô ĐC (18,73 l/ngày) (P<0,05). Như vậy ngô ủ đã có vai trò nhất định trong việc nâng cao sản lượng sữa của đàn bò sữa. 

Mức độ phát thải CH4

Theo kết quả bảng trên, khẩu phần sử dụng ngô ủ chua đã giảm 4,2 - 7,1% tổng lượng khí CH4 thải ra; giảm cường độ phát thải (L/kg VCK) từ 10,29 % (bò cạn sữa) đến 17,6% (bò tiết sữa); đặc biệt giảm 17,8% cường độ độ phát thải khí methane tính trên đơn vị sản phẩm (L/kg FCM). 

Trần Hiệp, Nguyễn Ngọc Bằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chu Mạnh Thắng, Viện Chăn nuôi/nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,344
  • Tổng lượt truy cập90,879,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây