Chất lượng tôm giống
Quá trình thuần hóa
Chiến lược quản lý
Một số bệnh trên tôm là do sự thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ cho ăn gây nên. Bởi khi thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho tôm có thể gặp một bệnh như sắc tố bất thường, co cứng cơ, lớp biểu bì mềm mãn tính, yếu và tăng trường chậm. Vì vậy, cần cung cấp một chế độ ăn tốt, chất lượng cao, đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp. Đồng thời, phải cho ăn khoa học, hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
Nhân viên được đào tạo tốt là một yếu tố quan trọng đối với sự hoạt động thành công của trại nuôi tôm. Số lượng các nhân công làm việc tại một trang trại khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế, quy mô trang trại và cường độ sản xuất. Hành động sai sót hay thiếu hiểu biết của người nuôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra dịch bệnh cho ao nuôi, làm giảm sản lượng tôm và tăng tỷ lệ chết trong ao. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo, thảo luận các thông tin phản hồi cho nhân công nuôi tôm và nâng cao tầm quan trọng của công việc hàng ngày là biện pháp hiệu quả giúp giảm tổn thất cho ao nuôi.
Những thay đổi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi cần phải được phát hiện kịp thời bằng cách kiểm tra phân tích chất lượng nước thường xuyên. Kiểm soát hàm lượng DO vào ban đêm; pH vào lúc cuối buổi chiều; hay chênh lệch nhiệt độ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc kiểm soát tỷ lệ hao hụt và dịch bệnh trong ao nuôi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã