Theo các chuyên gia, việc bón phân NPK Văn Điển không chỉ giúp cây lúa khỏe, cho năng suất cao mà còn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Các giống lúa chất lượng cao thường khác nhóm giống lúa năng suất cao trên một số đặc tính nổi trội sau: Năng suất thường không cao; khả năng chống đổ kém hơn và dễ nhiễm sâu bệnh hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn (vụ xuân) và bệnh bạc lá (vụ mùa); chất lượng cơm, gạo cao, biểu hiện hương thơm, vị đậm, độ dẻo hợp lý. Do vậy, các giống lúa chất lượng cao không cần lượng phân bón nhiều, nhưng cũng cần cân đối các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các dinh dưỡng trung, vi lượng, trong đó cần quan tâm nhiều hơn đến các chất Mg, Si.
Ngoài việc chọn chất đất và nguồn nước tưới đảm bảo, bà con cần ưu tiên sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ ủ mục và phân bón NPK Văn Điển cho lúa chất lượng cao. Ảnh: Tư liệu
Cùng với việc chọn chất đất và nguồn nước tưới đảm bảo, bà con cũng cần ưu tiên sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ ủ mục và phân bón NPK Văn Điển cho lúa với đầy đủ các dinh dưỡng trung vi lượng cho lúa chất lượng cao như (xem bảng):
Lượng phân bón: Tùy giống lúa và chân đất, để có năng suất khoảng 200 kg/sào Bắc Bộ, bà con cần lượng phân cơ bản như sau:
-Phân lót: Phân hữu cơ + 20 - 25kg NPK 6:11:2 hoặc 5:10:3.
- Phân bón thúc: Khoảng 10-12kg NPk 16:5:17, hoặc 12-15kg NPK 12:5:10, NPK 12:8:12.
Cách bón phân cho lúa chất lượng cao: Nhằm giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh, công nghệ gieo cấy hiện nay đã cải tiến nhiều, chủ yếu theo hướng: mạ non, cấy nông, cấy nhỏ dảnh, cấy thưa thoáng. Song để đạt năng suất và chất lượng cao, yêu cầu cây lúa phải đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ tập trung và đẻ từ những mắt gốc đầu tiên. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân nên bón phân theo công thức: Lót sâu, thúc sớm, chìm phân. Cụ thể:
-Bón lót sâu để phân bón quyện với đất thì toàn bộ phân chuồng và NPK chuyên lót phải bón trước khi bừa cấy. Những nơi cánh đồng rộng, nước lớn, máy bừa to, nông dân không thể bón trước khi bừa thì có thể bón ngay sau khi bừa xong. Không được bón phân lót khi nước đã trong, bùn đã lắng.
- Vụ mùa thường mưa gió nhiều, cây lúa dễ bị nhiễm bệnh bạc lá hoặc đạo ôn cổ bông gây hại, đặc biệt nghiêm trọng khi ruộng lúa dư dinh dưỡng cuối vụ. Do cậy, cần sử dụng phân chuyên bón thúc, bón sớm khi lúa ra rễ trắng. Bón khi mặt ruộng cạn nước. Chân ruộng cát pha, thịt nhẹ, ráo nước có thể bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày; chân đất thịt nặng có thể bón theo dạng “lót thúc cùng lúc”, nghĩa là: Bón phân lót trước bừa cấy. Sau khi lắng bùn, trong nước, có thể gạn bớt nước trong rồi bón phân thúc trước, cấy sau. Bón như vậy hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã