Học tập đạo đức HCM

Cây đinh lăng không quá khó trồng

Thứ bảy - 28/01/2017 11:10
Gần đây, một số nhà vườn tại miền Tây trồng cây đinh lăng xen canh trong vườn cho thu nhập khá. Thật ra đây là loại cây khá quen thuộc với nhiều người, gần đây được trồng chuyên canh ở khu vực phía Bắc. Đinh lăng được sử dụng cả lá, thân rể nên khả năng thu nhập cao từ loại cây này là không khó.
 
Ảnh minh họa

Trồng được ở nhiều nơi

Gần đây thông tin xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang nhiều nhà vươn lên khá giả nhờ thu nhập thêm từ cây đinh lăng. Theo nhiều bà con nhà vườn, đinh lăng là một loại cây rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thích hợp bóng râm nên được người dân trồng xen trong vườn dừa, vườn bưởi, xoài, mít và nhiều loại cây ăn trái khác. Sau 03 tháng trồng, cây sẽ cho thu hoạch (bán lá) thời gian thu hoạch mỗi đợt cách nhau từ 1 - 1,5 tháng. Cây được trồng từ 03 năm trở lên sẽ cho nâng suất ổn định.

Hiện tại, thương lái thu mua loại cây đinh lăng từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con chỉ sau vài tháng trồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Ba trồng xen canh 500m2 vườn dừa. Theo ông Ba, đinh lăng là loại cây không kén đất, thích hợp bóng râm nên trồng trong vườn dừa là rất tốt, nhất là những vườn dừa mới bắt đầu cho trái. Riêng những vườn dừa đã nhiều năm tuổi thì không thích hợp vì rễ dừa nhiều, ăn sâu vào đất ảnh hưởng đến sự phát triển của đinh lăng. Đinh lăng ít sâu bệnh nên không tốn nhiều chi phí bón phân hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi thu hoạch, gia đình bó lại từng bó và các thương lái sẽ đến tận nhà để thu mua nên không tốn chi phí vận chuyển đi xa.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dư đã trồng cây đinh lăng gần 10 năm nay. Với 3 công đất trồng dừa, chị trồng xen đinh lăng vào. Hiện tại 1,5 tháng thu 1 lần,  mỗi lần 1,5 tấn, với giá 8.000 đồng/kg, gia đình chị thu về gần 12 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy xã cho biết, hiện tại mô hình trồng đinh lăng mang lại hiệu quả kinh tế khá cho bà con nhà vườn xã Bình Phan. Bên cạnh nguồn thu nhập từ vườn cây ăn trái, bà con trong xã còn có thêm nguồn thu nhập ổn định từ loại cây trồng này, góp phần tăng thu nhập trong khi chi phí đầu tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đáng kể lại ít tốn công chăm sóc. Xã đang khuyến khích nông dân áp dụng mô hình này để góp phần tăng thu nhập của người dân trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác và từng bước ổn định cuộc sống.

Chăm sóc không khó

Theo kinh nghiệm của chị Dư, đinh lăng là loại cây kiểng lấy lá, để cây phát triển tốt, cần phải thường xuyên tưới nước từ 3 - 4 ngày một lần, bón phân dưỡng lá như Ure, DAP. Bên cạnh đó, cây đinh lăng thường bị rầy lửa gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của lá. Do đó cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, để chăm sóc cho vườn cây đinh lăng hiệu quả hơn và đạt năng suất, chất lượng cao cần phải chọn giống kỹ. Sau đó là cách trồng cho phù hợp. Đinh lăng thích hợp đất gò cao, nên tránh cây ngập nước.

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, 1 ha đinh lần cần lượng phân bón nhất định: bón lót: Mỗi hecta, người dân nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát và hôm giống.

Bón thúc, năm đầu, vào 6 tháng sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau

Dù ít sâu bệnh, nhưng ở giai đoạn đầu mới trồng, cây thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh hầu như không bị sâu hại.

Trong giai đoạn đầu, người trồng cần chú ý phòng tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Người chăm bón có thể dùng thuốc hoặc bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, người dân có thể dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu xám như sau: Dùng thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; Shecpain 36EC, Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… hoặc dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột… trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô rắc vào quanh gốc cây khi cấy trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý đinh lăng có nhiều loại khác nhau, cần chú ý đến yếu tố thị trường trước khi lựa chọn loại nào cho có hiệu quả. Hiện tại thương lái mua cả lá, thân và củ. Tùy từng loại củ khác nhau có giá từ 500.000 đồng/kg cho đến vài triệu đồng/kg củ.  

Theo Quốc Phong/ Lao động


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại830,882
  • Tổng lượt truy cập90,894,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây