Tùy thuộc từng loài cá, đặc tính của cá mà có thời gian nuôi vỗ, chế độ nuôi vỗ… khác nhau. Tuy nhiên, có một yêu cầu chung nhất khi nuôi vỗ sinh sản các loài cá là chế độ dinh dưỡng thông qua việc cho ăn.
Để cá bố mẹ thành thục tốt, thức ăn cung cấp hằng ngày trong quá trình nuôi vỗ không chỉ đủ về lượng mà phải đủ cả về chất. Sự phát triển và thành thục sinh dục ở cá bố mẹ đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng rất cao: đủ chất đạm (protein), chất béo, vitamin, khoáng chất…
Đối với cá tra bố mẹ: Khi nuôi vỗ cá bố mẹ thì hàm lượng protein phải đảm bảo từ 30% trở lên thì cá mới thành thục tốt. Nguyên liệu chế biến thức ăn có thể là cá tạp tươi, bột cám cám gạo, rau xanh… Từ những nguyên liệu này phối trộn theo tỷ lệ : cá tạp 60% + cám gạo 9% + rau xanh 30% + vitamin, premix khoáng 1% là có thể tạo ra thức ăn đủ dinh dưỡng cho cá bố mẹ.
Khẩu phần cho ăn bằng 4 - 5% trọng lượng thân. Cho ăn 1 - 2 lần/ngày.
Với một số loài cá biển: Thức ăn tốt nhất là cá tạp, mực... tươi, sống. Bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc phòng trị bệnh định kỳ vào cá mồi, sau đó cho cá ăn.
Cần vớt bỏ thức ăn thừa trong bể nuôi vỗ hoặc ao, bè, để tránh làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cá bố mẹ.
Khẩu phần cho ăn bằng 3 - 5% trọng lượng thân. Có thể cho ăn ngày 1 - 2 bữa, vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Chăm sóc cá tra bố mẹ - Ảnh: Phan Thanh Cường
Những loài cá nước ngọt, cá truyền thống: Đối với những loại cá này, nguồn thức ăn khá phong phú (như rau, cỏ, cám, thức ăn tự chế biến…). Tuy nhiên, cần phải phối trộn nhiều loại nguyên liệu để đảm bảo dinh dưỡng cho cá bố mẹ. Các nguyên liệu có thể bổ sung như: bột cá, bột đậu tương, cám gạo, rau xanh…
Ngoài những thành phần, loại thức ăn cơ bản, cần bổ sung những loại thức ăn ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao cho cá. Trong nuôi vỗ cá chép bố mẹ, ngoài thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein 25% trở lên, cần bổ sung thóc mầm cho cá ăn. Đây là loại thức ăn cá chép ưa thích, có nhiều dinh dưỡng tốt cho sự thành thục và phát dục của cá.
Riêng với cá trắm cỏ, trong giai đoạn nuôi vỗ thoái hóa phải cho cá nhịn ăn; đến giai đoạn nuôi vỗ tích lũy (tích cực) cho ăn cám gạo, bột ngô, đậu tương và bột cá, đồng thời bổ sung thêm các loại rau, cỏ... Khi chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ chuyển hóa (thành thục) thì không cho cá ăn tinh bột mà chỉ cho ăn rau xanh, cỏ và thóc mầm. Đồng thời tăng cường thời gian bơm nước vào ao nuôi.
Bên cạnh việc cho cá bố mẹ ăn đủ dinh dưỡng, trong quá trình nuôi vỗ phải chú ý sức khỏe và phòng bệnh cho cá. Theo dõi quản lý các yếu tố môi trường nuôi vỗ, những dấu hiệu bất thường, dấu hiệu dịch bệnh để xử lý và điều trị kịp thời.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã