Để hóa cá chép giòn, hạt đậu tằm chính là “bảo bối”. Hạt đậu tằm có giá trị dinh dưỡng cao, gồm: protein 30%, 8 loại axit amin thiết yếu, tinh bột 49%, chất béo 0,8%. Do giàu đạm và tinh bột nhưng rất ít chất béo, hạt đậu tằm được làm thức ăn nuôi cá chép nhằm làm thịt cá giòn, chắc, thơm ngon.
Theo ông Đàm, do hạt đậu tằm khi cho cá ăn còn khá cứng nên để tiêu hóa cá phải dùng toàn bộ cơ bắp để vận động.
Để mỗi mẻ cá chép thường đạt tỷ lệ trên 90% giòn, ông Đàm cho rằng, “bí quyết” còn nằm ở khâu tuyển lựa. Theo đó, sau khi cá chép thường nuôi đạt một tuổi, phần lớn ông Đàm chỉ chọn cá đực, mình thon, bụng ít mỡ để thực hiện giai đoạn “tập cơ bắp”.
Thời điểm cho cá chép ăn đậu tằm cũng quyết định cá đạt độ giòn tốt và nhanh hay không. Theo ông Đàm, ông chỉ cho cá ăn vào buổi tối để cá tập trung vận động tiêu hóa đậu tằm.
Sau giai đoạn “tập cơ bắp” khoảng 6 tháng, cá sẽ được xuất bán. Mỗi năm, ông Đàm bán ra hàng chục tấn cá chép giòn. Cá chép giòn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nuôi, giá cá ổn định từ 180.000 – 250.000đ/kg tại bè nuôi và 400.000 – 500.000đ/kg tại các nhà hàng.
Kiểm tra độ giòn thịt phi-lê cá chép trước khi xuất mẻ cá.
Không chỉ làm cá chép giòn thương phẩm, hiện ông Đàm còn làm cá giống bán cho nông dân.
Tác giả bài viết: Trần Đáng
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã