Học tập đạo đức HCM

Ghép đàn heo con sơ sinh

Thứ ba - 29/03/2016 23:37
I. Nguyên tắc chung của việc ghép đàn
 
Việc ghép đàn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại kinh tế, nhất là nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa các ổ hay lứa heo khác nhau. Để thành công, cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc cơ bản sau:
 
- Thời gian
+ Thời gian lý tưởng để ghép đàn lợn con là ngay sau khi nó được sinh ra. Việc này cũng thường được áp dụng khi có nhiều nái cùng đẻ, trong đó một vài nái có số con/lứa thấp, nhằm giảm số lượng nái nuôi con. Khi heo con được ghép vào đàn ở cùng độ tuổi, cùng trọng lượng thì chúng sẽ không gặp trở ngại nào đối với vấn đề bú sữa đầu đầy đủ hay cạnh tranh nguồn sữa với các heo khác.
 
+ Nếu không kịp ghép đàn ngay sau sinh, hoặc khi phải ghép heo sơ sinh với một ổ heo đã đẻ trước đó một vài ngày thì việc ghép đàn chỉ nên được tiến hành trong khoảng 6-8 giờ sau sinh. Làm vậy là để đảm bảo cho heo con có ít nhất bốn lần bú sữa đầu của mẹ đẻ, mỗi lần bú dài khoảng 40 phút.
 
- Tuổi và trọng lượng: Đại đa số các trường hợp thì heo cao tuổi hơn cũng có trọng lượng lớn hơn. Lý tưởng nhất là các heo được ghép vào một đàn có độ tuổi hoặc trọng lượng bằng nhau. Nếu bắt buộc phải ghép đàn giữa các nhóm heo khác nhau về tuổi và trọng lượng thì việc ghép đàn nên theo nguyên tắc bảo vệ nhóm đa số, như sau:
 
+ Vì heo lớn tuổi hơn sẽ có sức khỏe, khả năng đề kháng tốt hơn nên khi ghép đàn, nhóm thiểu số luôn được ghép với nhóm đa số có độ tuổi cao hơn.
+ Quyết định tồi nhất là đi ghép nhóm thiểu số cao tuổi hơn vào nhóm đa số nhỏ tuổi vì heo càng cao tuổi hơn thì càng có nguy cơ mang nhiều mầm bệnh để lây lan hơn.
+ Trường hợp muốn tách một vài cá thể từ mỗi ổ đẻ để tạo thành một ổ heo con mới thì theo nguyên tắc là tách những cá thể to khỏe nhất chung với nhau hoặc những cá thể ốm yếu nhất với nhau.
 
II. Các bước tiến hành của việc ghép đàn
 
Đặc điểm chung là kết hợp các heo con cần ghép chung lại với nhau trong chuồng úm, hoặc trong một góc của chuồng nái đẻ, giữ chúng ở đó trong khoảng 30 phút trước khi thả ra. Hiện nay trên thị trường có bán các loại bột có mùi có thể dùng để rắc hoặc thoa lên mình heo con để heo mẹ không phân biệt được heo mới ghép vào đàn hay con đẻ của nó để tránh tình trạng cắn heo con lạ.
 
Trong trường hợp bạn muốn ghép đàn theo dây chuyền từ nhỏ đến lớn với nhiều ổ đẻ ở các lứa tuổi khác nhau (ví dụ như 10, 15, và 20 ngày tuổi, với giả sử trại của bạn thường chính thức cai sữa vào khoảng 28 ngày tuổi) nhằm cai sữa cho một số nái đang nuôi con thì cách làm như sau:
 
1/ Chuyển toàn bộ heo con (nếu muốn cai sữa cho heo mẹ này) hoặc những heo con to lớn nhất (nếu chỉ muốn ghép đàn theo trọng lượng) của ổ heo 10 ngày tuổi vào chung với heo con của ổ heo 15 ngày tuổi, giữ chúng với nhau 30 phút hoặc thoa bột như trên.
2/ Chuyển những heo muốn ghép của đàn 15 ngày tuổi vào đàn 20 ngày tuổi, giữ chúng với nhau 30 phút hoặc thoa bột như trên.
3/ Làm tương tự như thế cho những độ tuổi khác mà bạn muốn.
Quá trình ghép đàn cũng là một loại stress cho heo con, để ngăn chặn dịch bệnh xuất hiện do heo con bị nhiễm trùng, nên tiêm cho chúng một liều 0.5 ml oxytetracycline hoặc một loại kháng sinh toàn thân khác có tác dụng kéo dài ngay khi ghép đàn.
 
Lưu ý:
- Việc ghép đàn có thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc bạn lựa chọn nái để ghép. Cần chọn những nái giỏi nuôi con, nhiều sữa, bầu vú có cấu trúc tốt, thể trạng nái tốt, ăn uống tốt. Vì những heo con được ghép vào đàn là những con có độ tuổi nhỏ hơn, chúng yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tốt nhất là nên duy trì sự chênh lệch tuổi tác giữa các heo được ghép chỉ trong vòng 4-6 ngày.
- Cần bảo đảm nước uống đầy đủ và dễ tiếp cận cho heo con trong giai đoạn ghép đàn. Vì có thể heo nái vẫn có phản ứng đánh đuổi heo con mới vào đàn, nên chúng cần uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Nái đẻ lứa 1 và 2 thường là lựa chọn tốt nhất cho việc ghép đàn. Tuy nhiên, Mỹ và Phương Tây thường hay tận dụng những nái đã đến tuổi loại thải cho việc ghép đàn, và việc ghép đàn được thực hiện ở một dãy nhà heo riêng biệt. Làm như vậy vừa giúp đưa những nái còn trong tuổi đẻ đi cai sữa sớm, vừa không ảnh hưởng đến quy trình cùng vào – cùng ra trong nhà đẻ.
- Nếu trại của bạn thường có số con đẻ ra/lứa khoảng 10.5 con/nái mà thường chỉ đạt số heo cai sữa là 9 con/nái thì bạn thực sự cần đọc lại bài viết này để cải thiện tình hình và tăng lợi nhuận cho bạn.
 
Nguồn: Nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại731,627
  • Tổng lượt truy cập90,795,020
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây