Học tập đạo đức HCM

Giải pháp giảm thiểu rủi ro nuôi tôm quảng canh

Chủ nhật - 19/02/2017 22:58
Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp đang được áp dụng rộng rãi do phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông dân. Để giảm thiểu rủi ro, tăng tỉ lệ thành công cho vụ nuôi, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên xin lưu ý một số giải pháp như sau:

Thiết kế công trình nuôi: Do đặc thù vùng sản xuất chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết nước của các cống đầu mối và tình trạng xâm nhập mặn đến vùng ngọt hóa và chất đất giữ nước kém. Qua khảo sát thực tế, khoảng 4 ngày mức nước trong ao nuôi mất khoảng 20cm là thời điểm thích hợp cho bơm tiếp lần sau. Do đó, khuyến cáo bà con phải gia cố bờ bao bằng cơ giới để chống thất thoát nước, mở rộng diện tích mương bao (tối thiểu 5m) tạo không gian rộng cho tôm hoạt động, mức nước mặt ao nuôi phải đạt 0,5-0,8m, độ sâu mương đạt tối thiểu 1,2m.

Chuẩn bị ao nuôi: Thông thường áp dụng các phương pháp cải tạo như sử dụng máy cày, xới đáy ao, vét bùn đáy mương bao. Sử dụng vôi CaO hoặc CaCO3 trong quá trình cải tạo, trong quá trình nuôi sử dụng định kỳ vôi CaCO3 hoặc Dolomite để ổn định các yếu tố môi trường (pH, độ kiềm...) trong ao nuôi. Lượng bón khi cải tạo 100-150kg/1.000m2. Lượng bón trong quá trình nuôi, tùy tình hình thực tế khi kiểm tra các yếu tố môi trường có thể bổ sung định kỳ 10-20kg/1.000m2. Đối với các hình thức nuôi xen canh cần tham khảo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để sử dụng các loại thuốc, hóa chất, vi sinh hoặc phân bón cho phù hợp, tránh làm ảnh hưởng các đối tượng nuôi, trồng.

Ngoài ra, khuyến khích trồng các loại thực vật thủy sinh phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng, cách bố trí và mật độ che phủ của thực vật thủy sinh tùy thuộc vào đặc điểm của vuông nuôi nhưng không vượt quá 30% diện tích mặt nước. Tuyệt đối không dùng các loại hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản không rõ nguồn gốc, không ghi nhãn hàng hóa, không có chỉ dẫn về thời gian tiêu hủy, không sử dụng thuốc trừ sâu vào mục đích nuôi trồng thủy sản.

Chọn giống: Tuân thủ nguyên tắc kết hợp hai phương pháp trong chọn giống. Dùng phương pháp cảm quan và sốc formol hoặc sốc độ mặn để tuyển giống. Lấy mẫu giống đã tuyển, xét nghiệm bệnh bằng phương pháp PCR sạch bệnh trước khi thả nuôi. Có thể áp dụng phương pháp dèo tôm giống từ 15-45 ngày tuổi để thả nuôi nhằm giảm tỉ lệ hao hụt, kiểm soát được tỉ lệ sống trong quá trình nuôi.

Quản lý, chăm sóc: Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh, người nuôi cần chủ động khâu chăm sóc, quản lý ao nuôi định kỳ, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đo đã chuẩn bị sẵn ngay từ đầu vụ như pH, độ kiềm, độ mặn, khí độc, đĩa secchi… sớm phát hiện các biểu hiện khác thường, vượt ngưỡng cho phép để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, định kỳ sử dụng vi sinh 10-15 ngày/lần để phân hủy mùn bả hữu cơ nơi đáy ao nuôi, tạo môi trường thông thoáng, ổn định, thuận lợi để tôm phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi không để nước trong ao nuôi cạn hơn mức bình thường sẽ làm rong, tảo đáy phát triển quá mức làm nước bị trong khó quản lý các yếu tố môi trường. Đối với tôm nuôi cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, tỉ lệ sống, bổ sung thức ăn, lượng thức ăn từ 3-5% trọng lượng thân.

Nguồn: www.vasep.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay41,790
  • Tháng hiện tại838,488
  • Tổng lượt truy cập90,901,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây