Học tập đạo đức HCM

Giải pháp giúp lúa phục hồi nhanh sau ngập úng

Thứ tư - 01/07/2015 21:19
Tùy theo giai đoạn lúa và mức độ thiệt hại do ngập úng mà nông dân có biện pháp cứu lúa.

Nếu lúa bị ngập úng dài ngày sau mưa bão, bà con cần tháo nước chống úng. Sau khi nước rút, tiến hành bón phân để lúa mau phục hồi, đẻ nhánh nhanh.

Đối với các loại lúa mùa sớm bị ngập từ 1 - 4 ngày, khi nước rút đến đâu thì rửa bùn đất bám trên lá lúa đến đó. Sau đó, nhổ lúa cấy dặm lại những nơi lúa chết, chăm sóc lúa như những ruộng bình thường.

Trường hợp bị thiệt hại trên diện rộng không thể khắc phục, bà con có thể tận dụng những nơi cao (bờ liếp, sân) làm mạ lại để cấy cho những vùng có mực nước tương đối thấp. Nên sử dụng các giống lúa cao sản có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày như OM 6162, OM 4900… Thời gian làm mạ khoảng 20 - 25 ngày (khi mạ cao khoảng từ 2,5 - 30cm). Trước khi cấy cần bón lót vôi (CaCO3) giúp hạ phèn, liều lượng 500 - 700kg vôi/ha.

Những ruộng lúa ngập úng 5 - 7 ngày hầu hết lá bị úa vàng, thối hỏng, chỉ còn thân và đỉnh sinh trưởng có màu xanh. Những ruộng bị ngập úng loại này chỉ nên cứu khi lúa đang ở thời kỳ hồi xanh, đẻ nhánh (từ 7 - 35 ngày tuổi). Việc cần làm là tát cạn nước ruộng, giúp cây lúa nhanh hồi phục và đẻ bù những nhánh sau, sau đó chăm bón bình thường.

Tuyệt đối không được bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút. Khi thấy cây lúa ra thêm lá non, nhổ thăm thấy gốc cây ra nhiều rễ mới màu trắng - đó là lúc bón thúc đạm tốt cho lúa. Nên bón đạm urê trộn với phân NEB-26 cân đối với kali và thêm một ít super lân giúp cây lúa nhanh hồi phục, đẻ nhánh khỏe. Nếu điều kiện cho phép (lúa cấy thưa, thẳng hàng hay sạ hàng) thì kết hợp với làm cỏ sục bùn vùi phân sâu vào đất, tăng ôxy cho lớp đất mặt giúp rễ lúa sinh trưởng nhanh.

Nguồn: báo Bạc Liêu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay77,107
  • Tháng hiện tại487,442
  • Tổng lượt truy cập97,715,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây