Chàng kỹ sư điện đó là anh Nguyễn Hoài Thanh, sinh năm 1987 (ở số 15 đường 620 Phước Hòa, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh). Hiện mô hình cá cảnh của anh kinh doanh nhiều loại cá cảnh khác nhau như: cá xiêm, cá đĩa, cá bảy màu và thời gian gần đây anh còn đầu tư thêm tép cảnh.
Anh Nguyễn Hoài Thanh đang với các hồ nuôi cá cảnh của gia đình
Anh kể, từ năm 2014 anh bắt đầu nuôi hơn 20 hồ cá, với diện tích 300m2 gồm các loại cá bảy màu, cá xiêm,... Sau đó, thấy việc nuôi và kinh doanh có thể phát triển tốt, nên anh Hoài Thanh lại đầu tư nhiều loại đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn như: cá đĩa và cả tép cảnh.
Theo anh Hoài Thanh, nuôi cá cảnh không chỉ để trang trí mà đa số người chơi vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhã này luôn được người chơi ủng hộ. Nên nếu đã đam mê và có chút máu kinh doanh sẽ dễ đạt được kết quả tốt. Còn nói đến tép cảnh là một trong số các thú chơi được nhiều người ưa chuộng hiện nay. |
Anh Hoài Thanh cho hay, nếu gắn với việc nuôi cá cảnh mà có thêm những đàn tép cảnh nhiều màu sắc, bơi lội trong các hồ thủy sinh sẽ giúp không gian hồ sống động hơn rất nhiều.
Tép cảnh hiện nay có khá nhiều loại và phổ biến là tép đỏ, tép vàng, tép Rili, tép ong đen, tép Blue Pearl (tép xanh dương),… mỗi loại có mỗi đặc tính và màu sắc khác nhau.
Ngập ngừng anh Hoài Thanh lại nói tiếp: “Tuy mới gắn bó với nghề gần 04 năm, nhưng nghề này giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có những buồn vui khác nhau. Ngoài giá trị kinh tế, lúc rãnh ngồi ngắm những đàn cá, đàn tép đủ màu sắc thi nhau bơi lượn, giúp mình cảm thấy vui vẻ, thư thái hơn sau những giờ lao động mệt nhọc”.
Có lẽ chính những nỗi niềm buồn vui đó đã giúp anh Hoài Thanh có động lực tìm hiểu và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ sách báo, Internet và từ những mô hình nuôi cá cảnh, tép cảnh đi trước, để rút ra cho mình những bài học hay.
“Ngoài ra, tôi còn may mắn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về nuôi cá cảnh ở địa phương do Khuyến nông tổ chức, qua đó giúp tôi học hỏi được những kỹ thuật hay áp dụng vào quá trình nuôi cá cảnh của mình” – anh Hoài Thanh vui vẻ nói.
Điều anh nói đã minh chứng được vì sao tuy mới bước vào nghề chưa đầy 4 năm, nhưng anh đã có nhiều kinh nghiệm riêng vận dụng vào quá trình nuôi và kinh doanh. Không những vậy, mô hình của anh được Trạm Khuyến nông huyện chọn làm mô hình điểm về nuôi cá cảnh, đặc biệt là cá xiêm phướn vào năm 2017.
Đoàn đại biểu Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tham quan mô hình nuôi cá cảnh, tép cảnh của anh Hoài Thanh.
Khi đề cập đến kinh nghiệm nuôi cá cảnh, anh Hoài Thanh vui vẻ chia sẻ: “Chơi cá cảnh là chơi nước. Vì thế điều quan trọng là phải hiểu rõ nguồn nước. Hiện mỗi gia đình đều sử dụng nước máy, nên khi nuôi cá cảnh phải biết xử lý lượng Clo, độ pH của nước máy, nếu không xử lý cá sẽ dễ bị chết. Còn nếu sử dụng nước giếng để nuôi, ngoài việc chú ý độ pH còn phải chú ý hàm lượng oxi ít, thậm chí một số nơi nước bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn...
Về kinh nghiệm nuôi cá cảnh, tép cảnh, anh Hoài Thanh cho biết thêm: "Ngoài ra, kích thước hồ cá cảnh và số lượng cá nuôi cũng là một trong những đặc điểm cần quan tâm. Hồ cần phải rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải, nếu mật độ cá dày sẽ làm thiếu oxi, nước nhanh đục và dơ; Nuôi trong bể hay chậu thủy tinh dễ làm cá thiếu oxi, nước nhanh dơ, cá dễ chết,… cho nên chỉ nuôi vài con cá nhỏ mới sống được…”.
Với cách chia sẻ tỉ mỉ như vậy đã chứng minh được, vì sao hiện nay lượng khách hàng của anh Hoài Thanh không chỉ ở tại thành phố mà còn có nhiều khách hàng ở các tỉnh, thành (Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội,…). Với số lượng khách giữ mối đều đều như thế, đã giúp anh mạnh dạn mở rộng mô hình cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cụ thể từ những ngày đầu khoảng 20 hồ nuôi, đến nay anh Hoài Thanh có 70 – 80 hồ lớn, nhỏ khác nhau trên diện tích khoảng 600m2 và hiện mỗi tháng sau khi trừ chi phí anh thu lãi được 15 – 20 triệu đồng/tháng. Qua mô hình của anh Thanh cho thấy, hiện nay mô hình nuôi cá cảnh ở Thành phố là một trong những mô hình góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành nghề mũi nhọn trong việc tái cơ cấu nông nghiệp cho Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến những năm tới. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã