Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy

Thứ sáu - 25/12/2015 04:16
(Thủy sản Việt Nam) - Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy đã hình thành, phát triển hàng chục năm nay, mang lại thu nhập khá cho ngư dân. Đây là nghề khai thác có chọn lọc, không gây tổn hại đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Thiết kế lồng

Lồng bẫy ghẹ được thiết kế có nhiều hình dạng khác nhau: hình trụ, hình tròn và hình elip. Khung được làm bằng sắt, tre hoặc mây và bên ngoài được bao bởi lưới PE hoặc sợi inox. Hình dạng hom lồng và số cửa hom được bố trí tùy theo từng kiểu lồng.

Lồng bẫy hình trụ: Có đường kính 550 - 600 mm, chiều cao 200 - 250 mm, khung làm bằng thép tròn, đường kính 4 - 8 mm, bên ngoài bọc một lớp nhựa. Mặt trên và mặt dưới hình tròn, thành lồng có 6 thanh, chia lồng thành 6 khoảng bằng nhau, xung quanh lồng được bọc lưới hoặc sợi đan inox. Lồng được bố trí 3 cửa hom ở thành lồng. Trong lồng có hộp đựng mồi và được treo tại sợi dây nối từ 2 thanh nằm ngang của mặt trên và mặt dưới. Khi khai thác các lồng được liên kết với nhau bằng một sợi dây chính, khoảng cách mỗi lồng 20 - 25 m.

kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy

Lồng bẫy hình hộp chữ nhật: Khung chính được làm bằng sắt, đường kính 3 mm, khung xung quanh được làm bằng sắt, đường kính 2 mm. Lồng có chiều cao 250 mm, dài 500 mm, rộng 400 mm. Lồng được thiết kế 1 cửa hom. Hom được làm bằng lưới, hình phễu. Trên mặt lồng có cửa đẩy để lấy sản phẩm và có thể mở ra đóng vào.

Có thể thiết kế lồng bẫy bằng sắt có đường kính 3 mm, chiều dài 550 mm, cao 200 mm, mở ra và gập vào dễ dàng, cấu tạo 2 cửa hom, toàn bộ lồng được bao bởi lưới PE.

Lồng bẫy hình trụ, elip: Lồng bẫy gồm khung, các hom, cửa bẫy ghẹ và túi đựng mồi. Khung được làm từ vòng sắt bọc nhựa, đường kính 4 mm và 3 thanh nhựa bọc lưới PE. Hai thanh phía dưới liên kết cố định với 2 vòng sắt, thanh trên chỉ liên kết một đầu còn đầu kia có thể mở ra lắp vào giúp cho việc sếp lồng thuận lợi. Mỗi lồng gồm có 3 hom, hom chính ở đầu trên của lồng và 2 hom cửa phụ ở thành lồng. Cửa lấy ghẹ là phần bọc lồng được kéo dài có dây buộc.

Ngoài ra, lồng bẫy ghẹ còn được thiết kế hình dạng nửa elip, hình cầu. Khung được làm bằng sắt, đường kính 3 mm, bên ngoài bọc lưới PE.

 

Trang bị và kỹ thuật khai thác

Tàu thuyền sử dụng để khai thác nghề lồng bẫy ghẹ có công suất 33 - 300 CV. Sử dụng máy tời để thu dây giềng chính. Số lượng người phụ thuộc vào số lượng người trên tàu và cỡ tàu, thường 200 - 1.000 chiếc. Mồi dùng để đánh bắt ghẹ là các loại cám có mùi thơm, cá nhỏ và được bỏ vào trong hộp.

Phương pháp khai thác: Lồng được chở ra ngư trường, chuẩn bị hộp mồi để bỏ vào lồng, sau đó xếp lồng vào vị trí thao tác.

Thả lồng: Quá trình thả lồng được tiến hành từ lúc chuẩn bị lồng đến khi thả hết lồng xuống nước. Trong khi thả, đồng thời liên kết các lồng với dây giềng chính, lồng được thả tuần tự cho đến hết. Số người thao tác trên tàu thường là 7 người, hoạt động thao tác như sau: Người thứ 1, 2: chuẩn bị lồng và đặt lồng trên băng chuyền. Người thứ  3, chuyển lồng đến vị trí người số 4, người này xếp dây liên kết vào để người thứ 5 đẩy lồng xuống nước theo máng trượt. Người tiếp theo chuẩn bị dây đầu khuyết cho người còn lại, người này liên kết móc kẹp vào vòng khuyết của dây giềng chính.

Thu lồng: Quá trình thu lồng sử dụng tời kéo dây giềng chính. Trong quá trình thu lồng lấy ghẹ đồng thời thay mồi để chuẩn bị mẻ sau. Khi đó, 1 người điều chỉnh ròng rọc hướng vào và tháp dây kẹp lồng, một người tháo dây rút giềng và ghỡ ghẹ, 2 người lấy hộp mồi cũ thay cho hộp mồi mới. Người tiếp theo thắt dây rút miệng và móc vào thành lồng. Những người còn lại xếp lồng theo thứ tự trên boong thao tác, đứng tời giây giềng chính, xếp đầu khuyết vào cọc sắt.

Ghẹ sau khi được lấy ra khỏi lồng, buộc ghẹ nhanh, thả vào thùng nhựa bảo quản tạm thời để phân loại ghẹ sau đó đưa ghẹ vào hầm thông thủy bảo quản chính thức.

 

Khắc phục sự cố thường gặp

Dây phao cờ bị quấn vào chân vịt: Khi sự cố xảy ra, thuyền trưởng phải dừng tàu, các thủy thủ gỡ dây phao cờ ra khỏi chân vịt tàu. Để khắc phục tình trạng này, khi thu phao cờ các thủy thủ phải phối hợp chặt chẽ với nhau; thuyền trưởng điều động tàu di chuyển chậm đến bên trái của phao cờ; thủy thủ làm nhiệm vụ thu phao cờ phải chính xác trong thao tác ném móc để thu phao cờ.

Lồng bị quấn với nhau khi thả: Khi gặp sự cố này, thuyền trưởng nhanh chóng dừng tàu và thủy thủ làm nhiệm vụ thả lồng phải buông dây chính để các lồng bị quấn với nhau tự rơi xuống biển, nhanh chóng gỡ các lồng còn bị quấn trên boong (nếu vẫn còn) và tiếp tục thả lồng. Các lồng còn bị quấn sẽ được gỡ trong quá trình thu lồng. Để khắc phục tình trạng này, các thủy thủ làm nhiệm vụ thả lồng phải luôn tập trung trong thao tác lấy lồng ra khỏi vị trị để thả, lấy lồng theo đúng thứ tự đã được sắp xếp.

>> Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy có tính năng khai thác chọn lọc, đánh bắt chủ yếu được ghẹ và ốc hương, là đối tượng có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả khai thác lớn. Từ những mô hình nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy đã hoạt động rộng khắp trong cả nước.

Nguyễn Nhung 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay29,605
  • Tháng hiện tại301,126
  • Tổng lượt truy cập85,208,162
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây