Đặc điểm của loài
Kỳ nhông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam. Loài này sống thích nghi ở cánh đồng cát trắng mênh mông. Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.
Kỳ nhông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 4 đến tháng 10, lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27 – 38 độ C, nhiệt độ mặt đất 27 – 39 độ C và độ ảm 30 – 80%. Kỳ nhông ngừng hoạt động hoàn toàn vào những ngày mưa. Thậm chí khi trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn. Không bao giờ thấy kỳ nhông hoạt động vào lúc trời mưa hay mưa vừa tạnh. Kỳ nhông không chịu được nhiệt độ lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống 24 – 25 độ C và độ ẩm lên trên 90% là chúng đã tìm đường đi trú.
Thời gian hoạt động của kỳ nhông không nhiều, buổi sáng chúng ra khỏi hang lúc 8-9 giờ, tới 13 giờ, 13 giờ 30 trưa thì chúng lại vào hang, trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang 4-5 giờ đồng hồ để đi kiếm ăn. Thời gian còn lại chúng ằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.
Xây dựng chuồng trại
Để xây dựng mô hình nuôi kỳ nhông đơn giản, hiệu quả nên sử dụng tôn phibrô xi măng để làm vách chuồng. Dựa vào đặc tính sinh học con kỳ nhông sử dụng cụ cuốc, xẻng đào xâu xuống đất khoảng 0,5m sau đó dựng các tấm tôn theo chiều thẳng đứng, sau đó lấp cát lại (nhằm mục đích không để dông đào thoát ra ngoài). Các tấm tôn phi bô xi măng khác cũng được làm tương tự. Các tấm tôn được ghép với nhau bằng cách để sát nhau sau đó dùng rivê bắt chặt chúng lại với nhau.
Trong chuồng nuôi cần trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho dông sinh trưởng và phát triển. Cây trồng phải cách tường ít nhất 1m để tránh kỳ nhông nhảy ra ngoài. Ở những nơi đất thịt nên đổ thêm đất cát để tránh độ ẩm cao và tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nhông làm hang (cát càng dày càng tốt). Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống.
Thức ăn
Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thực vật: Các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, lá, hoa, nụ, quả… Đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được kỳ nhông đặc biệt ưa thích,… Kỳ nhông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất…), trứng của loài bọ cánh cứng. Ngoài ra, còn cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu… cho ăn đầy đủ các loại thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho Kỳ nhông.
Để nuôi đạt năng suất cao ta cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Có thể thái cây chuối trộn với cám gạo, băm bí đỏ ra cho chúng ăn. Nếu có lạc lép, hoặc đậu thứ phẩm, ta ngâm nước cho trương nở và giả nhỏ ra. Kỳ nhông ăn loại này rất mau lớn. Kỳ nhông cũng thích ăn giun đất (trùn đất). Chúng ta nên tổ chức nuôi trùn quế để cung cấp thức ăn cho kỳ nhông. Ngoài ra cơm nguội và các thức ăn thừa của con người đều có thể cho Kỳ nhông ăn. Đặc biệt kỳ nhông rất thích ăn các loại thức ăn có màu sắc, vị ngọt như cà chua, đu đủ, dưa hấu, xoài. Cà rốt, bí đỏ,… và các loại hoa như hoa phượng, hoa dâm bụt, hoa giấy,…
Chọn giống và kỹ thuật thả giống
Chọn những con giống khỏe mạnh, không bị xây sát, dị tật (tỉ lệ đực 30% so với cái) với số lượng dông ban đầu là 100kg giống. Kích cỡ kỳ nhông giống: từ 15 – 20 con/kg.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi thì thả trung bình 2 con/m2. Các trường hợp thâm canh có thể tăng mật độ cao hơn nhiều, nhưng phải đảm bảo tăng không gian trú ẩn cho dông.
Trước khi thả giống chúng ta có thể dùng các cây cọc tre dài 1m cắm sâu vào cát sau đó thả dông vào lấp cát lại, dông sẽ dần dần thích nghi và tự đào hang để ở. Cách thứ hai có thể thả dông trực tiếp ra chuồng nuôi nhưng trong chuồng ta nên tạo một số đống bổi bằng các cành cây, nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích chuồng và làm ở 4 góc chuồng , mỗi góc một đống bổi bằng các chà cây khô để khi thả dông vào có chỗ ẩn nấp cũng như tránh tình trạng dông chạy tung vào các vách tường lỡ mũi, miệng dông.
Theo Minh Khoa/vietq.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã