Quả hồng không đơn giản là thứ trái cây tráng miệng thơm ngon mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, chống xuất huyết tự nhiên, chữa nấc, tốt cho người cao huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, tăng cường thị lực…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây hồng giòn. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước trên 1m.
Đất trồng
Cây hồng giòn ưa phát triển trên những vùng đất cao, có độ canh tác dày, mực nước ngầm thấp và độ pH từ 4,5 - 6. Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.
Bạn có thể bót lót các loại phân chuồng hoai mục như phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… trước khi trồng. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống và trồng cây
Cây hồng giống bạn có thể tìm mua ở các vựa giống.
Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước, xé bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.
3. Chăm sóc
Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phủ gốc hồng giòn bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại. Xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 - 2 và vụ thu tháng 8 - 9. Xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 - 3 lần.
Sau khi trồng được 6 - 12 tháng, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40 - 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa Đông cuối Đông và mùa Xuân.
Trong thời kỳ kinh doanh thì đốn vào mùa Đông và mùa Hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.
Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho 1 cây là gồm 100g Urê, 100g supe lân, 100g kali sunphát (hoặc kali clorua). Chia làm 3 lần bón:
- Tháng 1, 2: Bón 100% lân + 50% kali + 30% đạm.
- Tháng 4, 5: Bón 20% kali + 30% đạm.
- Tháng 8: Bón nốt số phân còn lại. Cách bón: Đào sâu 15 - 20cm quanh tán, cách gốc 30 - 40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khô.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 3,5 - 4 năm khi trồng thì hồng giòn bắt đầu cho thu bói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã