Học tập đạo đức HCM

Lợi nhuận kép từ nuôi ghép

Thứ hai - 31/10/2016 01:42
Qua 3 năm triển khai các mô hình nuôi ghép tôm sú với cá dìa, tôm sú với cá đối do Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi thực hiện, đến nay, mô hình đã cho hiệu quả kinh tế nhất định thông qua lợi nhuận mang lại.

Đa dạng loài nuôi

Điển hình là mô hình nuôi ghép tôm sú với cá đối tại hộ anh Bùi Min, trú tại thôn Xuân An xã Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi), với diện tích 2.400 m2. Anh Min thả 28.800 con tôm sú, cỡ 2 - 3 cm/con (mật độ 12 con/m2) và 2.400 con cá đối, cỡ 6 cm/con (mật độ 1 con/m2); ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền giống, 30% chi phí thức ăn và hóa chất. Sau 4 tháng thực hiện, nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi, mô hình đạt được các chỉ tiêu theo phương án đề ra. Sản lượng tôm sú 483 kg, với giá 220.000 đồng/kg, thu trên 106 triệu đồng; sản lượng cá đối (dự kiến) 360 kg, với giá 100.000 đồng/kg, thu trên 36 triệu đồng. Tổng thu dự kiến trên 142 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 56 triệu đồng.

Là người nuôi tôm sú ghép cá dìa vài năm trở lại đây, ông Ngô Văn Tuất ở xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) cho biết, ông cùng hơn 20 hộ dân trong xã đã áp dụng mô hình này vài năm nay, riêng gia đình ông với diện tích 1.000 m2 ao mỗi năm thu về gần 100 triệu đồng. Ưu điểm của việc nuôi ghép là ít bị rủi ro về dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và nhà chuyên môn cho thấy, với đặc tính ăn tạp, cá dìa và cá đối sử dụng triệt để lượng mùn bã hữu cơ ở đáy ao như phân tôm, thức ăn dư thừa của tôm, tảo tàn… cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, tạo nền đáy ao tốt, giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh hơn, hạn chế được dịch bệnh. Hơn nữa, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm sống ở tầng mặt, còn cá dìa, cá đối sống ở tầng đáy nên tôm sú vẫn phát triển tốt. Với một diện tích mà người nuôi tôm có thể nuôi kết hợp hai loại thủy sản, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa tiết kiệm chi phí vệ sinh hồ.

Mô hình nuôi kép tại Quảng ngãi

Mô hình nuôi ghét tôm sú với cá đối đang là hướng đi hiệu quả tại Quảng Ngãi 

Hướng đi mới

Hiện nay nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nhờ nuôi tôm với mật độ thấp, phá thế độc canh nuôi tôm, giảm rủi ro trong sản xuất.

Kinh nghiệm của những hộ nuôi cho thấy, ao nuôi cần cải tạo cho đáy bằng phẳng, độ dốc từ cống tưới đến đáy cuối ao 2%, độ sâu 1,5 - 2 m, mực nước trong ao trung bình 1 - 1,5 m. Trước khi thả nuôi cần cải tạo, diệt tạp, gây màu… Cần chọn nơi cung cấp con giống có uy tín, quan sát hoạt động và hình thể bên ngoài để có thể chọn được con giống tốt. Thường tôm khỏe có gai (chùy) phía trên, đuôi xòe, khi bơi 2 ăng ten đóng mở thành hình chữ V; Thân hình không dị hình gẫy khúc, co thắt, vẹo thân, tôm phải bơi theo chiều ngược dòng nước (nếu có dòng chảy), tôm đều con, màu sắc sáng bóng... Nên chọn giống ương 4 - 6 cm hoặc 2 - 3 cm để thả. Trong quá trình nuôi cần chăm sóc và quản lý ao nuôi cho tốt, biết cách phòng bệnh cho các đối tượng nuôi.

Để việc nuôi được thuận lợi, nếu cá giống lớn, mật độ thả ghép thưa khoảng 1 con/m2, sau 4 - 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 - 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên, lợi nhuận 70 - 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi. Cùng đó, cá dìa là có thể nuôi ngay trong ao tôm bị dịch bệnh và sẽ tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Nông dân có thể thả cá với mật độ 2 - 3 con/ m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp; sau 10 - 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 - 1 kg/con, tỷ lệ sống cao.

Lưu ý, sau 110 - 120 ngày nuôi, tôm có thể đạt cỡ trung bình 25 - 30 g/con, cá đạt trọng lượng 150 - 200 g/con thì tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị bệnh mà đã đạt cỡ 15 - 20 g/con thì thu hoạch tôm trước. Có thể thu tôm và cá cùng lúc hoặc thu hoạch tôm trước, cá sau. Cá trước khi thu hoạch cần phải ngừng cho ăn ít nhất 1 - 2 ngày.


 

Ông Ngô Hữu Hạ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi: Việc thực hiện mô hình nuôi ghép tôm sú với cá nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần thay đổi cách nuôi, thay thế độc canh con tôm, cải thiện môi trường ao nuôi…

Hương Ly /thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay31,428
  • Tháng hiện tại937,530
  • Tổng lượt truy cập91,000,923
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây