Học tập đạo đức HCM

Mô hình nuôi cá bống bớp bằng nguồn thức ăn tự nhiên

Thứ tư - 07/06/2017 03:20
Cá bống bớp tại Nghĩa Hưng, Nam Định được các hộ sản xuất nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên cùng với môi trường nước đảm bảo sạch. Thức ăn cho cá bống bớp là cá quẫn – một loại cá nhiều thịt được lấy thẳng từ bến thuyền của ngư dân.

 

Cá bống bớp là loại cá có thịt chắc, hàm lượng mỡ cao, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho người già, trẻ nhỏ và người mới ốm dậy. Trong tự nhiên, loại cá này khá hạn chế nên hiện nay đã được nhân giống và nuôi đại trà. Tuy nhiên, nuôi trong môi trường bán tự nhiên, quá trình nuôi loài cá này cũng đòi hỏi phải đảm bảo những yếu tố kỹ thuật nhất định. Điều đó đang được áp dụng trong mô hình nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng, Nam Định.

Thức ăn cho cá bống bớp là cá quẫn – một loại cá nhiều thịt được lấy thẳng từ bến thuyền của ngư dân. Sau khi làm sạch, cá quẫn được xay cùng một lượng nhỏ cám chế biến sẵn. Đây cũng là thức ăn cho cá bống bớp từ lúc nhỏ tới khi xuất bán. Lượng thức ăn sẽ được tính toán vừa đủ để tránh ép cá ăn quá nhiều.

"Cá bống bớp không ăn thức ăn công nghiệp, hoàn toàn ăn thức ăn tự nhiên. Khi cho cá ăn, phải ước lượng diện tích nuôi trồng với số lượng mồi thả xuống, đảm bảo cá ăn hết mồi, không ảnh hưởng tới môi trường nước", anh Nguyễn Ngọc Tuyền, chủ cơ sở nuôi cá tại Nghĩa Hưng, Nam Định cho biết.

Không chỉ có nguồn nước lợ tự nhiên, lượng rong xanh trong ao nuôi cũng giúp điều hòa môi trường nước. Người nuôi sẽ cào thay thế lớp rong trong ao, kích thích rong mới sau khoảng 5 - 7 ngày, để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Là sản phẩm thủy sản xuất bán dưới dạng tươi sống nên sau thu mua, cá được phân loại theo kích cỡ, đóng vào khay xốp nhỏ có đá lạnh đặt giữa nhằm duy trì nhiệt độ, giúp cá sống từ 5 - 7 ngày trong quá trình vận chuyển. Hiện cá bống bớp được bán tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Tuy nhiên, các hộ nuôi tại Nghĩa Hưng, Nam Định có quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật chỉ được truyền tay nhau. Do vậy, để có thể mở rộng vùng nuôi cá, tạo tính bền vững về cả số lượng và chất lượng đặc sản địa phương, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có quy hoạch dài hơi cho vùng nuôi trồng này.

Theo vtv.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay33,169
  • Tháng hiện tại978,233
  • Tổng lượt truy cập91,041,626
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây