Chế phẩm sinh học mà anh Tùng sử dụng chính là phân rác hữu cơ được anh mua từ Nhà máy Rác Cà Mau, sau đó ủ với men vi sinh sống để xử lý đáy ao, làm phân hủy các chất độc gây ô nhiễm nguồn nước, tiêu diệt các loài tảo độc, tạo cho nước có độ trong nhất định.
Ðây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên trong tỉnh thành công từ chế phẩm sinh học và phân rác hữu cơ. Hiện anh Tùng đã tự sản xuất loại chế phẩm sinh học này và bán cho một số bà con nông dân để nuôi tôm thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả tốt.
Anh Huỳnh Thanh Tùng là người đầu tiên sử dụng phân rác hữu cơ ủ với men vi sinh tạo chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm mang lại hiệu quả cao.
Mỗi kilogam men vi sinh (giá bán 100.000 đồng) xử lý được 1.000 m2 mặt nước nuôi tôm.
Với diện tích đầm 2.500 m2, anh Tùng thả nuôi 500.000 con giống, sau 3 tháng 12 ngày, thu hoạch 9,7 tấn.
Sau hơn 3 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng bình quân 46 con/kg.
Thương lái thu mua với giá 146.500 đồng/kg, trừ chi phí anh Tùng còn lãi ròng 800 triệu đồng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã