Vì vậy, cần áp dụng những kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
Chuồng trại và mật độ nuôi
Chuồng nuôi có kích thước khoảng 1,5 x 2 m, sàn cách mặt đất 30 - 40 cm, vách ngăn cao 60 cm, khoảng cách chắn song 5 cm. Lợn con cần uống nước qua vòi tự động cao hơn mặt sàn 25 cm, ăn trong máng ăn bằng gang tròn có 5 ngăn, hoặc dùng máng dài 1,4 m, rộng 15 cm. Nhiệt độ chuồng nuôi 28 - 320C, độ ẩm 65 - 70%. Sau khi cai sữa, cần bố trí chuồng trại chăn nuôi cho hợp lý. Lợn bố trí nuôi trong cùng một ô chuồng khoảng 15 - 20 con, tương đương về độ tuổi và khối lượng để đảm bảo đàn lợn phát triển đồng đều. Nhu cầu diện tích chuồng nuôi 0,4 - 0,45 m2/con. Không nên nhốt quá đông lợn dễ đánh nhau và khó kiểm soát khi có lợn ốm.
Thức ăn
Chất lượng thức ăn cần có dinh dưỡng cao (protein chiếm 20%; canxi 0,9%; 1% lysine; 0,45% phốt pho; các loại chất béo 4% cùng 5% chất xơ và 0,5% hàm lượng muối), có thể phối trộn các loại thức ăn như bột ngô, bột gạo, bột hoặc khô đỗ tương, bột cá nhạt.
Trong giai đoạn này, không nên thay đổi loại thức ăn trước ngày cai sữa đến khi cai được 3 - 4 ngày. Nếu có, cần thực hiện từ từ trong vòng 3 - 4 ngày liền (theo trình tự giảm dần thức ăn cũ, tăng dần thức ăn mới, sau 4 ngày mới cho lợn chuyển sang ăn hoàn toàn thức ăn mới). Lượng thức ăn phù hợp với số tuần tuổi, tăng bình quân 50 - 100 g dần lên tương ứng với số tuần tuổi của heo con.
Cụ thể, lợn 4 tuần tuổi cho ăn 250 g thức ăn/con/ngày, 5 tuần tuổi cho ăn 300 g thức ăn/con/ngày, lợn 6 tuần tuổi cần 350 g thức ăn/con/ngày, 7 tuần cần 450 g thức ăn/con/ngày, tăng dần lên đến lợn 10 tuần tuổi. Trong ngày cai sữa đầu tiên giảm 1/2 lượng thức ăn so với lượng thức ăn trước cai sữa, sang ngày thứ 2 giảm 1/3 lượng thức ăn, ngày thứ 3 giảm 1/4 lượng thức ăn, ngày tiếp theo trở về mức ăn như trước cai sữa, sau đó tăng dần lên lượng thức ăn theo khả năng và độ tuổi của lợn con. Thức ăn 4 - 5 bữa/ngày vào lúc 6 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 20 giờ.
Để lợn con lớn nhanh, nên sử dụng các chất kích thích tiêu hóa như men tiêu hóa, các loại khoáng chất, vitamin, các hoạt chất sinh học như probiotic…
Cung cấp đủ lượng nước đảm bảo vệ sinh cho lợn uống theo nhu cầu. Thiếu nước lợn con ăn kém ngon miệng, chậm lớn, đánh nhau.
Phòng bệnh cho lợn con
Để phòng bệnh cho lợn con đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, nuôi đúng kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại thoáng, đủ ấm, phát hiện bệnh kịp thời. Tiêm vaccin tụ huyết trùng, tụ dấu khi lợn được 55 - 60 ngày tuổi, tiêm vaccin dịch tả khi 35 ngày tuổi, tiêm vaccin lở mồm long móng khi lợn 60 - 70 ngày tuổi. Lưu ý, tẩy giun sán cho lợn con bằng các loại thuốc dễ tẩy và ít gây độc.
theo Người Chăn Nuôi
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã