Siết chặt quy định và thách thức tìm kiếm giải pháp
Nhận thức được những rủi ro xung quanh việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, dẫn đến sự ra đời của một loạt các biện pháp mới của EU nhằm đảm bảo về an toàn thực phẩm. Trong năm 2006, châu Âu đã ban hành một lệnh cấm về sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh ở động vật nuôi.
Nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển đã cấm sử dụng kháng sinh - Nguồn:shareaction
Sau một thời gian, các quy định về việc sử dụng kháng sinh ở liều thấp hơn và rút ngắn thời gian đã được thực hiện để điều trị cho vật nuôi. Tuy nhiên, những thách thức do sử dụng kháng sinh vẫn còn và bắt buộc phải tìm ra giải pháp can thiệp hữu hiệu cho ngành chăn nuôi.
Sử dụng phụ gia từ thảo dược
Nghiên cứu đánh giá các chất phụ gia khác nhau đã cho thấy một số chất trong các hỗn hợp thực vật gồm carvacrol được tìm thấy trong rau oregano và húng tây; cinnamaldehyde có trong từ tinh dầu quế và ớt và được gọi là chất phụ gia CCC. Mở ra giải pháp khả quan trong việc thay thế kháng sinh. Đến tháng 9/2015, nó đã được phê duyệt là chất phụ gia từ 100% thực vật đầu tiên được sử dụng làm chất tăng trưởng cho gà tại EU.
Nhiều thí nghiệm ở khắp các nước trên thế giới trong 20 năm đã so sánh ảnh hưởng của CCC so với một số kháng sinh được sử dụng trong thức ăn như chất kích thích tăng trưởng như avilamycin, bacitracin, flavophospholipol, hoặc enramycin.
Thử nghiệm được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu đa dạng Virginia, Mỹ trên 900 con gà thịt được sử dụng với lượng 50 ppm bacitracin kẽm so với CCC với lượng thử nghiệm lần đầu tiên là 125 ppm; tiếp theo là 100 ppm cho giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Kết quả cho thấy, sử dụng phụ gia CCC bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện đáng kể trọng lượng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống của vật nuôi.
Tại Hàn Quốc, thí nghiệm được thực hiện với 2.520 con gà thịt được sử dụng 5 ppm lượng avilamycin (AV) bổ sung vào thức ăn chuyển sang một chế độ ăn uống chỉ sử dụng CCC cũng cho kết quả tương tự. Gà có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt, tỷ lệ sống sót cao.
Đồng thời, trong các thí nghiệm được thực hiện tại Trường Cao đẳng Thú y Nagur thuộc Đại học Animal Maharashtra ở Ấn Độ cũng cho thấy việc sử dụng 100 ppm lượng enramycin so với việc bổ sung 75 ppm CCC và nhóm không bổ sung loại phụ gia thức ăn nào. Kết quả chỉ ra rằng, CCC giúp tăng trọng và năng suất thịt cao hơn, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tương tự so với enramycin.
Phân tích kết quả thử nghiệm
Để có một cái nhìn toàn diện về tác động của CCC, một phân tích kéo dài từ năm 2004 đến năm 2008 với 38 thử nghiệm được thực hiện trên gà thịt. Các nhà nghiên cứu đã so sánh giữa nhóm đối chứng chuẩn với nhóm bổ sung AGP (chủ yếu là bacitracin hoặc avilamycin) so với nhóm CCC và được báo cáo chi tiết tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Khoa học gia cầm năm 2009. Các phân tích cho thấy thức ăn có bổ sung CCC có tác dụng tương đương so với AGP trong việc nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng trọng trung bình hàng ngày và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.
Nghiên cứu về độc tính của CCC cũng đã được tiến hành nhằm đảm bảo các yêu cầu của EU để đánh giá CCC như là một phụ gia thực vật đạt tiêu chuẩn. Nghiên cứu cho biết, ngay cả khi sử dụng CCC gấp 10 lần so với khuyến cáo nó cũng không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của gà thịt và không để lại dư lượng hóa chất trong buồng trứng, gan hay mô mỡ. Ngoài những lợi ích trên, việc bổ sung CCC cũng giúp giảm bớt chi phí thức ăn và nâng cao lợi ích kinh tế.
Triển vọng
Từ những nghiên cứu của các nước châu Âu đã chỉ ra tiềm năng của việc sử dụng các chất phụ gia thực vật bổ sung vào thức ăn là một giải pháp đầy khả quan cho việc thay thế kháng sinh. Nhằm giúp tăng năng suất vật nuôi, tăng tỷ lệ sống và giúp tiết kiếm chi phí là một giải pháp đầy khả thi và có nhiều hứa hẹn.
Hoàng Yến
Nguồn: Worldpoutry
http://nguoichannuoi.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã