1. Cây trồng, bảo vệ thực vật
- Thu hoạch lúa mùa sớm, thu hoạch đậu tương và lạc HT để làm giống gieo trồng vụ đông.
- Chú ý phòng trừ sâu bệnh cuối vụ, đặc biệt chú ý sâu đục thân, rầy nâu và chuột gây hại trên trà lúa mùa muộn và trên diện tích cấy các giống lúa thơm, lúa đặc sản…
- Tranh thủ thời vụ để trồng đậu tương trên đất lúa mùa sớm. Các giống đậu tương có TGST trung bình như ĐVN5, ĐVN6, DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26... gieo xong trước 25/9. Các giống ngắn ngày ĐT12, Đ8, ĐVN9, AK06 gieo đến 5/10.
- Tập trung gieo trồng cây vụ đông trên đất bãi và đất lúa. Giống ngô trung ngày LVN4, LVN99, DK999… gieo xong trước 25/9; giống ngô ngắn ngày LVN20, LVN, LVN25… và một số giống ngô nếp VN2, VN6, MX2, King 80… gieo xong trước 30/9, gieo lạc TĐ xong trước 20/9 bằng các giống L14, L26, MD9...
- Thu hoạch nhãn chín muộn, bưởi, na... vệ sinh, cắt tỉa cành, chăm bón cho các vườn cây đã thu hoạch… trồng cây ăn quả vụ thu.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sâu bệnh và tổ chức phòng trừ kịp thời. Chú ý bọ rầy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bạc lá hại lúa; bệnh xoăn lá, bệnh chết xanh, dòi đục lá, bọ phấn hại cà chua; sâu xanh, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ hại rau họ hoa thập tự; dòi đục ngọn, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ hại đậu tương đông; sâu cắn lá, bệnh huyết dụ hại ngô, sâu đục cành, nhện lông nhung hại nhãn vải; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, ruồi đục quả, bệnh loét, sẹo hại cây ăn quả có múi; rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh đốm lá, bệnh chấm xám hại chè; đốm lá, sâu đục nụ hại cây hoa hồng, hoa cúc.
2. Chăn nuôi thú y
- Tránh stress cho gia súc, gia cầm bằng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng, vitamin, môi trường chuồng nuôi không thay đổi.
- Vệ sinh tiêu độc môi trường, đề phòng các bệnh dịch bùng phát.
- Tiêm phòng đại trà vacxin đợt 2 trong năm cho đàn gia súc, gia cầm; đặc biệt tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, vacxin dịch tả lợn.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật. Đối với trâu, bò, nhất là bò sữa cần cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh.
Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, điện giải cho con vật ăn trực tiếp; đảm bảo vệ sinh chuồng trại, khi thời tiết thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa.
- Chuẩn bị cho công tác kiểm kê đàn gia súc gia cầm thời điểm 1/10 theo quy định.
3. Thủy sản
- Tuyển chọn, phân đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi.
- Đẩy mạnh ương nuôi cá giống, cá thịt.
- Cho ba ba sinh sản.
- Phòng bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết và bệnh trùng mỏ neo...
4. Thủy lợi
Điều tiết nước mặt ruộng cho lúa mùa ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và làm đất cho cây vụ đông hợp lý trong tình hình mưa bão có thể bất thường xảy ra. Sẵn sàng ứng phó với các trận bão đổ bộ, các đợt áp thấp do ảnh hưởng của bão. Đảm bảo chế độ tuần tra canh phòng các công trình đê kè, hồ đập để phát hiện sớm các sự cố xảy ra trước các trận bão.
Đề phòng sạt lở đê kè, khi có bão, lũ lớn hoặc trường hợp thực thi phương án phân lũ qua đập Đáy…
Các sự cố về đê, kè cống, bờ kênh mương phải được tập trung cao nhất mọi lực lượng, phương tiện để xử lý ngay từ đầu, không để xảy ra tình trạng bị động trước thiên nhiên.
nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã