Học tập đạo đức HCM

Cho cà phê tái canh 'ăn' như thế nào đỡ tốn kém mà vẫn sống khỏe?

Thứ hai - 22/06/2020 21:23
Cùng với quy trình chọn giống, làm đất, quy trình bón phân do VnSAT hướng dẫn đã tạo nên thành công ngoài mong đợi trong công cuộc tái canh cà phê tái ở Tây Nguyên.
Cây và phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc các vườn cà phê trồng trên đất dốc nông dân phải đào rãnh để bón phân nhằm tránh thất thoát. Ảnh: Đăng Lâm.

Cây và phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc các vườn cà phê trồng trên đất dốc nông dân phải đào rãnh để bón phân nhằm tránh thất thoát. Ảnh: Đăng Lâm.

Quy trình bón phân cơ bản

Theo ông Đào Đình Phượng, cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Đăk Lăk, trong công cuộc tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên, Bộ NN – PTNT đã ban hành quy trình bón phân cho cây cà phê vừa đủ dinh dưỡng để phát triển, không tiêu tốn hoang phí, kèm theo đó là tài liệu hướng dẫn cụ thể của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Hiện Ban quản lý Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng đang hướng dẫn cho nông dân canh tác cà phê theo hướng bền vững bằng quy trình bón phân nói trên.

Theo đó, người trồng cà phê đặc biệt quan tâm cho cà phê “ăn” phân hữu cơ hơn. Định kỳ từ 1 – 2 năm là cho cà phê “ăn” phân chuồng đã hoại mục 1 lần với liều lượng từ 10 – 15kg/cây. Nếu không có phân chuồng, nông dân cho cà phê “ăn” phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2 – 3kg/cây/năm.

Ngoài phân chuồng, người trồng còn bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê bằng phân xanh và thảm thực vật có sẵn tại vườn hoai mục.

“Sau khi vườn cây ổn định, giao tán, nông dân bón phân chuồng với chu kỳ 2 – 3 năm 1 lần. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hoặc giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20cm, sâu 25 – 30cm, rãnh được lấp lại sau khi bón phân.

Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác. Phân hữu cơ được bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất”, ông Phượng cho hay.

Quy trình cũng hướng dẫn cụ thể định lượng từng loại phân hóa học bón theo chu kỳ cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản hay giai đoạn kinh doanh phù hợp với từng chân đất.

Theo ông Lê Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Gia Lai, riêng cây cà phê trồng mới năm thứ nhất được khuyến cáo sử dụng 550kg phân lân nung chảy để bón lót, khoảng 150kg phân Urê và 70kg phân Kali chia đều, bón thành 2 lần cho 1ha cà phê trong mùa mưa.

Bước sang năm thứ 2, sử dụng 200kg phân Urê, 100kg phân Sunphat amon (SA), 550kg phân lân nung chảy, 150kg phân Kali, toàn bộ số phân nói trên được chia ra 4 lần bón cho 1ha cà phê: Lần thứ nhất bón 100% phân SA vào giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2; lần 2 bón 30% phân Urê, 30% phân Kali và 100% phân lân vào đầu mùa mưa; lần 3 bón 40% phân Urê và 30% phân Kali vào giai đoạn giữa mùa mưa và lần thứ tư bón 30% phân Urê, 40% phân Kali vào thời điểm trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng.

Cây cà phê còn được bổ sung phân bón lá có hàm lượng S, Mg, Zn, B cao, giàu hữu cơ và axit amin, phun đều mặt trên và mặt dưới của lá vào lúc trời mát và không có mưa. Mỗi năm phun phân bón lá từ 2 - 3 lần trong quãng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9.

Còn phân vi lượng có chứa kẽm và borax thì định kỳ từ 2 – 3 năm bón bổ sung 1 lần với liều lượng từ 20 – 30kg kẽm sun phát chứa 23% Zn và từ 10 – 15kg borax chứa 10% B cho 1ha cà phê, bón 1 lần vào đầu mùa mưa kết hợp với bón đạm và Kali.

Dù đang mùa nắng nhưng vườn cà phê tái canh 20 tháng tuổi của ông Nguyễn Văn Nghi (53 tuổi) ở thôn 2, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà, Kon Tum) vẫn bắn đọt xanh mơn mởn. Ảnh: Đăng Lâm.

Dù đang mùa nắng nhưng vườn cà phê tái canh 20 tháng tuổi của ông Nguyễn Văn Nghi (53 tuổi) ở thôn 2, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà, Kon Tum) vẫn bắn đọt xanh mơn mởn. Ảnh: Đăng Lâm.

“Hiện nay phân hóa học rất đa dạng chủng loại, có cả những loại phân bón trong mùa khô hoặc bón trong mùa mưa; bón vào đầu vụ hay cuối vụ. Ví như giai đoạn đầu cây cà phê cần phát triển cành lá thì cho chúng “ăn” đạm cao; hoặc vào thời điểm tháng 9 – 10 hàng năm là giai đoạn đậu quả thì cây cà phê cần Kali nhiều hơn, giảm phân đạm xuống.

Ngoài nguyên tố đa lượng, cây cà phê còn được bổ sung trung vi lượng để chống tình trạng cây cà phê bị sốc thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang hoành hành dữ dội như hiện nay”, ông Đào Đình Phượng, phân tích.

Nguồn tin: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,641
  • Tổng lượt truy cập90,899,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây