Chuồng nuôi phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè; cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh, rải chất độn chuồng bằng phôi bào hoặc trấu có thể trộn với cát được phơi khô đã được phun khử trùng.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi - Ảnh: CTV
Ðối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm, không nên mua những con giống quá nhỏ, chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 - 5 tháng tuổi là hợp lý.
Với chim trống, nên chọn chim có ngoại hình to, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Ở thời kỳ trưởng thành, chim trống có tư thế hơi nghiêng mình. Còn đối với chim mái thì không dị hình, dị tật.
Ðể đảm bảo giống chất lượng nên mua chim ở những cơ sở nuôi uy tín để được lựa chọn những cá thể chim khỏe mạnh, tránh cận huyết.
Nuôi chim con (giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi): Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đảm bảo nhiệt độ 25 - 270C. Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ để có những điều chỉnh kịp thời.
Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15 - 20 ngày/lần. Thức ăn sử dụng là loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống phù hợp với độ tuổi của chim… nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết lấy máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu nên sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống.
Chim trưởng thành: Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản (cám gà đẻ) kết hợp với lúa. Tỷ lệ pha tùy theo thời kỳ sinh trưởng của chim, có thể dùng tới 60% lúa trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh như rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ...
Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2, đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ. Bình quân mỗi năm, 1 chim mái có thể đẻ từ 68 - 80 trứng.
Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim. Tỷ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố là chất lượng phôi trứng và kỹ thuật ấp. Thông thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng:
- Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự (thường dùng gà mái để ấp). Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn.
- Dùng máy ấp: Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp. Thời gian ấp nở khoảng 22 - 23 ngày. Hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tùy theo giai đoạn: Nhiệt độ ấp trong tuần đầu: 37,50C, độ ẩm 55%; Tuần thứ 2 nhiệt độ 37,30C, độ ẩm 60 %; Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 370C, độ ẩm 75 %.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh xung quanh chuồng nuôi, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc.
Che chắn chuồng nuôi đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè; sử dụng thức ăn nước uống đảm bảo vệ sinh.
Ðịnh kỳ tiêm phòng vaccine đối với một số bệnh thường gặp như Newcaste, cúm gia cầm… Sử dụng kháng sinh cho vào thức ăn, nước uống để phòng một số bệnh do vi khuẩn như tụ huyết trùng, cầu trùng, thương hàn…
Ðịnh kỳ diệt tiêu các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.
Theo Nguyễn An/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã