Học tập đạo đức HCM

Phát triển cây cao su: Chưa tương xứng với tiềm năng

Thứ ba - 23/04/2013 19:50
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhanh cây cao su, hiệu quả bước đầu đã khẳng định là cây XĐGN bền vững ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển cao su ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng...

 

Hiệu quả lớn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho biết: Năm 1997, Hà Tĩnh bắt đầu trồng cao su đại điền qua việc sáp nhập Nông trường Truông Bát vào Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (CNCSVN); năm 2007, đến lượt Công ty Thông Hà Tĩnh sáp nhập. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới gần 11 nghìn ha cao su ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ… Trong đó, gần 3.000 ha cao su đã cho khai thác, GQVL cho hàng nghìn lao động, thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Phát triển cây cao su: Chưa tương xứng với tiềm năng
Cán bộ kỹ thuật kiểm tra đường rập trước khi mở cạo mủ cao su.

Ảnh: Sỹ Ngọ

Hiệu quả rõ rệt nhất là cây cao su trồng đến đâu, hạ tầng kỹ thuật: điện - đường - trường - trạm… phát triển đến đó. Những “tọa độ lửa”, “vùng đất chết”, như Đồng Lộc, Khe Giao, Địa Lợi, Truông Bát…do bom đạn Mỹ phá hoại, nay được khai phá, phục hồi trồng cao su đã trở thành những vùng quê trù phú. Việc đầu tư mở tuyến đường thanh niên vào Đồng Đỏ - Khe Môn, Công ty Cao su Hà Tĩnh đã đánh thức vùng đất được mệnh danh là đất “chết” với hơn 900 ha cao su, nay đã đưa vào khai thác được hơn 550 ha là một ví dụ.

Anh Phạm Văn Bằng (đội 5, Nông trường Truông Bát) đang bón thúc chuẩn bị cho mùa cạo mủ tới cho biết, 2 vợ chồng nhận khoán hơn 8 ha cao su, thu nhập bình quân 10 triệu đồng tháng, những ngày cao điểm, cạo hơn 200 kg mủ, thu 700-800 ngàn đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh còn chăn nuôi gà, bò cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Chị Nguyễn Thị Tuyết - người dân địa phương nhận khoán 2 ha cao su kết hợp phát triển chăn nuôi cho thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Các hộ dân địa phương trước đây ở khu kinh tế mới Khe Môn này sống phụ thuộc vào rừng, phần lớn thuộc diện nghèo khó… nay hưởng lợi từ dự án cây cao su mà đổi đời; thu nhập bình quân 8-10 triệu đồng/hộ/ tháng.

Ông Trần Thanh Long – nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cao su Hương Khê, cho biết: “Mới gần 6 năm đi vào hoạt động, Công ty đã trồng được hơn 4.000 ha cao su ở những vùng khó khăn của các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ”. Trong giai đoạn Hà Tĩnh đang triển khai quyết liệt xây dựng NTM, các dự án trồng cao su được lồng ghép với các dự án xây dựng NTM, từ hạ tầng kỹ thuật đến phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, nhất là đối với các địa phương ở những vùng sâu, vùng xa khó khăn. Đơn cử, ở xóm 6, xã Hương Giang, Công ty Cao su Hương Khê làm 3 km đường đi qua làng để vào vùng trồng cao su; đầu tư đập thủy lợi Ro ở xã Phương Mỹ, đập tràn liên hợp ở xã Sơn Hồng, phục vụ tưới cho hàng chục ha lúa, màu… Ngoài hàng trăm tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Công ty Cao su Hương Khê còn hỗ trợ các địa phương hàng chục tỷ đồng làm đường, công trình thủy lợi, hội quán…

Mặc dù vậy, phát triển cây cao su ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là diện tích cao su còn ít. Theo ông Trần Thanh Long: nguyên nhân chủ yếu do một số cán bộ lãnh đạo các cấp chưa thực sự đồng hành với sự phát triển của cây cao su. Bên cạnh đó, vì lợi ích cá nhân nên một số người dân cố tình ngăn cản hay gây khó cho việc trồng cao su tại một số địa phương, dù doanh nghiệp (DN) đã được UBND tỉnh cho thuê đất hay cấp bìa đỏ. Mặt khác, hiện vẫn còn những bất cập trong các chính sách cùng với việc chưa chú trọng phát triển cao su tiểu điền nên việc phát triển cây cao su ở tỉnh ta chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai và lao động.

Phát triển cao su liên kết và tiểu điền

Chúng tôi đã có chuyến đi thực tế các tỉnh vùng Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… nhận thấy, dù dự án trồng cây cao su ra đời sau Hà Tĩnh gần chục năm nhưng tốc độ phát triển rất nhanh. Ở Lai Châu, sau 3 năm thành lập, tỉnh này xem trồng mới cao su là nhiệm vụ trọng tâm. Đến nay, Lai Châu đã trồng được hàng chục nghìn ha cao su.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, cho biết: Tỉnh đã rà soạt lại quy hoạch và định hướng đến năm 2020 trồng 25 nghìn ha cao su, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây; ưu tiên việc tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật của Tập đoàn CNCSVN để phát triển cao su đại điền và cao su liên kết gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời khuyến khích phát triển cao su tiểu điền; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền và người dân đồng hành với DN phát triển cây cao su. Với hướng tập trung phát triển trồng cao su liên kết, Hà Tĩnh và Tập đoàn CNCSVN đã thống nhất được phương án “ăn chia” sản phẩm mà theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn CNCSVN Trần Ngọc Thuận thì phần lợi thuộc về người dân. Theo đó, Tập đoàn lo toàn bộ chi phí đầu tư từ hạ tầng kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm, hộ nông dân chỉ góp đất, quyền sử dụng đất được chia 13% doanh thu, chưa kể phần tiền công nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, khai thác mủ. Nhằm khuyến khích người dân phát triển cao su tiểu điền, các đơn vị trên địa bàn sẽ làm “bà đỡ” về kỹ thuật, cây giống, bao tiêu sản phẩm.

Điều quan trọng hơn, việc giao đất, cho thuê đất, các địa phương tính toán, trên cơ sở động viên các đơn vị trồng cao su thuê đất hay giao đất phía trong ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phía ngoài, vùng thuận lợi giao người dân để họ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới có thể phát triển nhanh cao su tiểu điền. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách cho nhân dân vay vốn dài hạn trồng cao su; giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng giống cho DN có năng lực và tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn giống; cấp ủy, chính quyền các cấp phải đồng hành cùng DN trong công tác GPMB, giải quyết nhanh những vướng mắc phát sinh liên quan... Đặc biệt cần kiểm tra, rà soát, thuê thiết kế, lập dự án trồng cao su cho từng địa phương theo quy hoạch; phân kỳ thực hiện dự án; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo phát triển diện tích cao su thâm canh. Mặt khác, cần giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa cao su đại điền với tiểu điền, người trồng cao su với đơn vị thu mua, chế biến mủ; quan hệ lợi ích giữa DN và tập thể, cá nhân liên quan; cần vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, xóa các diện tích trồng CS tiểu điền manh mún và tiếp tục quy hoạch, chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng CS tập trung thành vùng sản xuất quy mô lớn…

Thành Châu - Trọng Tuệ
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay45,982
  • Tháng hiện tại704,051
  • Tổng lượt truy cập90,767,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây