Học tập đạo đức HCM

Thành công bước đầu trong phát triển rau - củ - quả ở bãi bồi ven sông

Thứ ba - 24/03/2015 20:32
Dự án phát triển rau - củ - quả tại các bãi bồi ven sông được triển khai tại các xã Đức La (Đức Thọ), Ân Phú (Vũ Quang) và một số địa phương miền núi, đang bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Kết quả bước đầu cho thấy, các loại rau - củ - quả phát triển rất tốt; năng suất và giá trị thu nhập cao hơn các loại cây truyền thống.
 
Thành công bước đầu trong phát triển rau - củ - quả ở bãi bồi ven sông

Nông dân xã Đức La (Đức Thọ) thu hoạch cà rốt...

Cánh đồng bãi bồi ven sông La, thuộc thôn Quyết Tiến, xã Đức La từ trước đến nay là một vùng chuyên canh rau - củ - quả truyền thống và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây. Tháng 6/2014, dự án phát triển rau - củ - quả trên các bãi bồi ven sông thuộc các huyện: Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Sơn được triển khai.

Thời gian đầu, dự án gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, chủ yếu do người dân đã quá quen với tập tục sản xuất cũ, không muốn thay đổi phương thức mới với công nghệ hiện đại, yêu cầu kỹ thuật khắt khe và vốn đầu tư cũng cao hơn. Sau nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động và ban hành các chính sách hỗ trợ phối hợp, người dân từng bước đồng tình và phấn khởi thực hiện chủ trương của tỉnh. Với tổng diện tích 50 ha đất bãi bồi chuyên sản xuất rau - củ - quả truyền thống, chủ đầu tư là Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh và xã Đức La đã chọn gần 5 ha tại thôn Quyết Tiến để sản xuất thí điểm rau - củ - quả theo công nghệ mới.

Qua nghiên cứu, khảo sát về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, cây cà rốt đã được lựa chọn triển khai trong vụ sản xuất đầu tiên. Sau hơn 3 tháng gieo trồng và chăm sóc, kết quả thu hoạch của trà đầu tiên cho thấy, cây cà rốt dễ trồng, dễ chăm sóc và thích nghi khá tốt với các vùng đất bãi bồi. Đặc biệt, thu nhập vượt trội so với các loại cây rau màu truyền thống. Điều trăn trở duy nhất của bà con nông dân vẫn là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Hiện, giá bán còn thấp, mỗi kg cà rốt loại 1 chỉ 3.000 đồng; mức thu nhập chưa tương xứng với quy mô sản xuất rau - củ - quả hàng hóa công nghệ cao.

Chị Nguyễn Thị Linh chia sẻ: “Qua vụ sản xuất cà rốt đầu tiên, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể làm được sản phẩm rau - củ - quả hàng hóa công nghệ cao. Nhưng với tình trạng đầu ra như hiện nay thì người sản xuất chưa thực sự yên tâm. Nếu có thị trường tiêu thụ ổn định thì không chỉ với diện tích hiện có, gia đình tôi sẽ đăng ký mở rộng thêm trong các vụ tới”.

Thành công bước đầu trong phát triển rau - củ - quả ở bãi bồi ven sông

... và đang làm đất chuẩn bị cho vụ gieo tiếp theo

Một thực trạng trong quá trình sản xuất làm người dân lo lắng nữa là, cây cà rốt sinh trưởng và phát triển rất nhanh; thân cây cao và lá non lâu, nhưng mẫu mã và chất lượng củ không đều, tỷ lệ củ bị nứt nẻ cao… làm giảm đáng kể năng suất và giá trị. Nguyên nhân được xác định là: cây cà rốt cũng như một số loại cây lấy củ khác được cơ cấu trong các loại cây trồng của dự án, vốn được áp dụng theo kỹ thuật gieo trồng trên cát, với nguồn dinh dưỡng thấp. Nay được trồng trên đất bãi bồi ven sông, với độ dinh dưỡng cao vượt trội đã phát sinh những hạn chế nêu trên.

Theo nhiều người sản xuất có kinh nghiệm, những hạn chế này có thể khắc phục được nếu biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các giải pháp kỹ thuật. Về phía địa phương, ông Nguyễn Văn Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Đức La cho rằng: Để tạo niềm tin cho nhân dân đầu tư mở rộng diện tích, rất cần sự nghiên cứu đầy đủ và điều chỉnh kịp thời của các nhà khoa học để nâng cao giá trị sản xuất trong các vụ tới.

Phát triển rau - củ - quả trên các vùng bãi bồi ven sông đang tiếp tục khẳng định bước tiến mới của dự án phát triển rau - củ - quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu ven biển Hà Tĩnh. Khởi điểm của một mô hình sản xuất mới, tất yếu sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm từ thành công của dự án phát triển rau - củ - quả của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn và các xã ven biển của huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên thời gian qua cho thấy, nếu đủ quyết tâm trong hoạch định chủ trương và quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện, cộng với sự vào cuộc của các cấp, ngành; có giải pháp hữu hiệu về nguồn vốn và khoa học - công nghệ, thì dự án về phát triển rau - củ - quả trên các vùng bãi bồi ven sông sẽ sớm gặt hái được thành công.

Vũ Dũng - Phương Phương
Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay45,249
  • Tháng hiện tại703,318
  • Tổng lượt truy cập90,766,711
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây