Hà Tĩnh có 2 đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh và Công Ty TNHH MTV Cao su Hương Khê. Các đơn vị trên đã đầu tư và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích là 9.502 ha diện tích cao su đại điền và 360 ha diện tích cao su tiểu điển.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình đề nghị các địa phương cần phối hợp với các đơn vị kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển cây cao su |
Năm 2012, diện tích đưa vào khai thác là 2.516 ha, sản lượng mủ khai thác 8 tháng đầu năm đạt 1.154 tấn, lợi nhuận 20,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 13,1 tỷ đồng. Kết quả bước đầu khẳng định cây cao su phù hợp với điều kiện sinh thái trên đất Hà Tĩnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, tỉnh cũng đã rà soát và xác định quỹ đất để đưa vào Quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2012 – 2015, định hướng 2020 tổng diện tích 45.000 ha, tập trung tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích cao su đứng toàn tỉnh đạt 16.000ha, trong đó cao su đại điền 13.500ha, cao su tiểu điền 2.500 ha. Đến năm 2020, diện tích cao su đứng 27.000 ha…Tuy nhiên, trong quá đầu tư và tổ chức sản xuất phát triển cây cao su trên địa bàn các công ty còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó chủ yếu là về cơ chế chính sách quyền lợi cho người tham gia trồng cây cao su trên địa bàn; một số quy định chuyển đổi rừng sang trồng cây cao su chưa phù hợp và còn xẩy ra tình trạng tranh chấp đất đai bất hợp pháp tại một số địa phương…
Ông Trần Ngọc Thuận – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng: Phát triển cây cao su trên đất Hà Tĩnh nên theo hình thức đại điền, tiểu điền và liên kết để phát triển cao su tiểu điền. Vì vậy, Hà Tĩnh cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để phân loại đầu tư phát triển. Trong đó, các địa phương cần coi trọng đến phát triển cây cao su đại điền thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Với đề xuất tăng mức phân chia sản phẩm hộ dân được hưởng lợi, Tập đoàn đồng ý với 13% để tạo động lực cho người dân tham gia. Ngoài ra, một số đề xuất khác như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, chế biến nguyên sinh… Tâp đoàn sẽ sớm nghiên cứu, xem xét….
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình cảm ơn sự quan tâm của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cùng các công ty đóng trên địa bàn giúp Hà Tĩnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Để tiếp tục phát triển cây cao su trên địa bàn các ngành liên quan cần phải sớm hoàn thiện quy hoạch; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi cơ chế chính sách phù hợp. Các địa phương cần phối hợp với các đơn vị kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mặt khác, chỉ đạo ngân hàng tạo mọi điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư phát triển trồng cây cao su…
Hữu Trung
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã