Với sự giúp sức của dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung sử dụng nguồn vốn vay từ ADB (Ngân hàng Châu Á) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD), thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã có sự thay đổi rất lớn về kết cấu hạ tầng đô thị, môi trường ngày càng được cải thiện. Những kết quả mà dự án đem lại rất thiết thực, góp phần giúp thành phố giải quyết được các vấn đề hết sức cấp bách như ngập lụt, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hồ điều hòa Bảy Mẫu, phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) là một trong những công trình mang lại hiệu quả thiết thực nhất của dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). |
Các công trình: hồ Bắc Hà, hồ Bảy Mẫu, hồ Bồng Sơn (Công viên trung tâm thành phố), hồ Công Đoàn đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường trong sạch cho thành phố, đặc biệt là hình thành nên các điểm thư giãn, nghỉ ngơi cho những người dân sau những giờ làm việc căng thẳng. Dự án cũng đã đầu tư xây dựng nhiều công trình nhằm hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trên toàn thành phố, góp phần hạn chế thực trạng ngập lụt trong những ngày mưa, lũ lớn.
Rất mừng là từ thành công của dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung, Chính phủ và ADB đã đi đến thống nhất phối hợp để tiếp tục triển khai dự án Phát triển thành phố loại II trong vòng 5 năm tại 3 thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Nam và Đắk Lắk. Đến thời điểm này, các danh mục của dự án đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phê duyệt theo Văn bản số 741/TTg-QHQT ngày 24/5/2013 và Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phố loại II - TP Hà Tĩnh cũng đã được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Minh Kỳ ký phê duyệt theo Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 5/6/2013.
Khó khăn lớn nhất trong triển khai dự án Phát triển thành phố loại II vẫn là nguồn vốn đối ứng dùng để GPMB và hỗ trợ tái định cư |
Theo ông Nguyễn Công Nguyên - Trưởng Tiểu ban dự án Phát triển thành phố loại II tại Hà Tĩnh: “Về cơ bản, các công trình triển khai xây dựng trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thành những hạng mục còn thiếu mà dự án trước đã triển khai như: tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Bồng Sơn; xây dựng thêm hơn 10 km tuyến thoát nước chính trên địa bàn... Dự án có tổng mức kinh phí thực hiện lên đến 42 triệu USD, tăng gần 3 lần so với dự án trước, trong đó nguồn vốn đối ứng của địa phương gần 10 triệu USD. Điểm mới của dự án là có thêm hợp phần xây dựng đường giao thông tại 3 tuyến với tổng kinh phí xây lắp gần 8 triệu USD… Đến nay, mọi thủ tục cơ bản đã hoàn tất để khoảng giữa tháng 8 tới sẽ tiến hành đàm phán Hiệp định đối với phía ADB và phấn đấu đến cuối năm 2013, đầu năm 2014, dự án sẽ được triển khai thực hiện”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thành phố Trần Thế Dũng thì: “Khó khăn lớn nhất của tỉnh và thành phố vẫn là nguồn vốn đối ứng dùng để GPMB và hỗ trợ tái định cư lên đến gần 200 tỷ đồng. Đây là một số tiền quá lớn trong khi ngân sách địa phương lại có hạn”.
THẾ CÔNG
theo baohatinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã