Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa- hướng đi hiệu quả.

Thứ năm - 23/09/2021 00:42
Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu qủa sang nuôi trồng các loại cây, con phù hợp với sự biến đổi khí hậu và đất đai thổ nhưỡng đã đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho nhiều hộ dân ở xã Thạch Trung. Qua đó hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho người nông dân.

Trên diện tích 1,1 ha đất trồng lúa của gia đình anh Võ Tá Thanh– chi hội trưởng chi hội nông dân thôn Trung Phú xã Thạch Trung nhiều năm trước đây do ở vùng cao cạn, khó điều tiết nước nên việc gieo trồng lúa năng suất bấp bênh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do xã phát động, gia đình anh Võ Tá Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng rau, củ, quả tổng hợp. Được xã Thạch Trung tạo điều kiện, anh Võ Tá Thanh đã xây dựng 500 mét vuông nhà lưới để trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, diện tích còn lại anh đã đầu tư trồng 200 gốc bưởi da xanh và 200 gốc ổi Đài Loan. Ngay vụ đầu trồng dưa lưới công nghệ cao, gia đình anh Võ Tá Thanh đã thu hoạch được 2 tấn dưa lưới cho thu nhập trên 50 triệu trồng. Ngoài ra, những gốc bưởi, ổi được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và cách chăm sóc theo hướng Vietgap nên các loại cây trồng của gia đình anh phát triển rất tốt, hứa hẹn cho năng suất cao.

Được sự hỗ trợ của nhà nước về con giống, giâ đình anh Nguyễn Xuân Lộc ở xóm Đức phú đã đầu tư cải tạo ao hồ nuôi cá rô phi đầu vuông và tôm càng xanh.

Hơn 10 ha đất sản xuất nông nghiệp ở cánh đồng Bát Mậu thuộc  thôn Đức Phú xã Thạch Trung mấy năm gần đây nông dân gần như bỏ hoang do ruộng thấp trũng, thường xuyên bị ngập úng không thể sản xuất lúa. Trước thực trạng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, xã Thạch Trung đã có chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất khác phù hợp với điều kiện của từng xứ đồng. Nhận thấy việc chuyển đổi những diện tích đất thấp trũng trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi tổng hợp là một hướng đi đúng đắn. Ông Nguyễn Xuân Lộc xóm Đức Phú- xã Thạch Trung đã mạnh dạn đề xuất với xã tạo điều kiện tích tụ, chuyển đổi 10ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tập trung. Sau khi được xã tạo điều kiện và được thành phố hỗ trợ con giống, gia đình ông Lộc đã mạnh dạn vay ngân hàng đầu tư trên 1 tỷ đồng,  bước đầu ông Lộc đã xây dựng hồ nuôi 6 vạn tôm càng xanh và 1 hồ nuôi 2 vạn cá rô đầu vuông, số diện tích còn lại ông cho biết sắp tới sẽ cải tạo thêm để xây dựng nhà lưới trồng rau, củ, quả và xây thêm chuồng trại chăn nuôi.

Từ vùng đất hoang hóa, anh Võ Tá Thanh- Chi hội trưởng chi hội nông dân thôn Trung phú đã đã mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa lưới công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Xã Thạch Trung hiện có trên 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt là nắng hạn kéo dài và sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước. Hiện xã có trên 30 ha  diện tích đất trồng lúa do địa hình cao rất khó khăn trong việc điều tiết nước và có những cánh đồng thấp trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, dẫn đến nhiều hộ dân không mặn mà với việc trồng lúa, ruộng bỏ hoang ngày càng nhiều. Trước tình hình đó, xã Thạch Trung đã vận động người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi giờ đây người dân Thạch Trung đã biến những vùng đất hoang hóa thành những mô hình kinh tế cho thu nhập cao.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, xã Thạch Trung đã rà soát từng diện tích kém hiệu quả, gắn với quy hoạch sản xuất. Cùng với đó, xã đã xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng chi tiết, cụ thể, trong đó khuyến khích người dân phát triển mô hình phù hợp, cả điều kiện canh tác với thị trường tiêu thụ. Từ công tác tuyên truyền, vận động nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị trường.  Chẳng hạn như xứ Bờ Gò nhiều năm liền người dân bỏ hoang do địa hình quá cao rất khó khăn trong việc điều tiết nước cho lúa, chi hội nông dân các thôn Nam Phú, Đức Phú, Bắc Phú đã vận động hội viên nông dân vừa trồng lúa vừa kết hợp nuôi cá. Nhờ vậy, mô hình cá-lúa của chi hội nông dân các thôn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, khi kết hợp 1 vụ lúa xuân với  nuôi cá nước ngọt cho lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng/ha, cao gấp 5-7 lần trồng lúa. Nhờ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận cả về diện tích chuyển đổi và hiệu quả kinh tế.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những vùng đất cao cạn và thấp trũng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, hy vọng xã Thạch Trung sẽ có sự thay đổi vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân./.

Bài, ảnh: Thúy Hằng- Minh Đức/hatinhcity.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay26,284
  • Tháng hiện tại684,353
  • Tổng lượt truy cập90,747,746
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây