Học tập đạo đức HCM

Ký ức của những người CCB từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Thứ năm - 30/04/2020 12:21
Đã 45 năm trôi qua, nhưng ký ức của những cựu chiến binh ở thành phố Hà Tĩnh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên sự hào hùng và oanh liệt. Khi về cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh vẫn luôn phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất.

CCB từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ở phường Hà Huy Tập ôn lại những năm tháng hào hùng nhưng cũng hết sức khốc liệt của những năm tháng chiến tranh

Với Trung tá, Cựu chiến binh Bùi Hoan, ở tổ dân phố 4 phường Hà Huy Tập thành phố Hà Tĩnh, mỗi khi nhắc đến những ngày tháng tư lịch sử, Ông không khỏi bùi ngùi xúc động và xen lẫn tự hào khi được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chứng kiến những giây phút cuối cùng sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn và niềm vui chiến thắng của quân dân Việt Nam.

Dẫu đã 45 năm trôi qua, nhưng ông vẫn nhớ như in từng trận đánh hết sức khốc liệt trên đường tiến vào dinh Độc Lập. Lúc đó ông trong đội hình hành tiến của Lữ đoàn xe tăng 203 cùng với sư đoàn Bộ binh 304 của Quân đoàn 2 có nhiệm vụ đánh thẳng vào Dinh Độc Lập để giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Trên đường hành quân và chiến đấu, đơn vị của ông phải tham gia nhiều trận đánh hết sức ác liệt như trận đánh vào căn cứ Nước Trong, nơi có trường sỹ quan thiết giáp chế độ Ngụy quyền; Khu vực Long Bình có trường sỹ quan Lục Quân Ngụy; hay xa lộ Biên Hòa; Cầu Sài Gòn...là những điểm trọng yếu. Tại những vị trí này, địch chống trả hết sức quyết liệt, huy động tối đa lực lượng trang thiết bị để chặn đà tiến công của quân đội ta. Cuộc chiến đấu hết sức cam go, kéo dài cả ngày lẫn đêm, trước khi quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Trung tá, CCB Bùi Hoan người đã chứng kiến sự đầu hàng vô điều kiện của Nội các chế độ Ngụy quyền Sài gòn trưa ngày 30/4/1975

Cựu chiến binh Bùi Hoan nhớ lại: Những ngày đó đã diễn ra nhiều trận đánh hết sức ác liệt, nhưng theo ông khốc liệt nhất là vẫn trận đánh trên Cầu Sài Gòn, Địch đã dùng tất cả các hỏa lực để tấn công ta từ bên kia cầu, trong trận đánh này, chúng ta cũng huy sinh nhiều xe tăng và chính Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng của đơn vị ông cũng bị hy sinh trên cầu trước khi mở toang được cánh cửa thép tiến vào trung tâm nội đô của Sài Gòn. Lúc đó, anh em chiến sỹ chiến đấu hết sức anh dũng, chiếc xe tăng này bị bắn cháy thì chiếc sau lại lao lên, người này ngã xuống, người sau lại tiến lên đã làm cho đich hoảng hốt và phải bỏ chạy. Sau khi vượt qua cầu Sài gòn, được sự giúp đỡ của người dân và biệt động quân tại Sài Gòn, các đơn vị xe tăng của đơn vị ông đã tiến thẳng vào dinh Độc lập vào trưa ngày 30 tháng 4 và chứng kiến thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn đã đầu hàng Quân giải phóng.

CCB Nguyễn Văn Hoành người lính xe tăng năm xưa kể về những năm tháng gian khổ, ác liệt nhưng cũng rất vinh dự tự hào khi được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Còn đối với Trung tá, CCB Nguyễn Văn Hoành ở Thôn Tân Lộc, xã Thạch Hạ, Thành phố Hà Tĩnh, mặc dù thời gian đã lùi xa, nhưng trong ký ức của ông vẫn nhớ như in những tháng năm hào hùng và khốc liệt của chiến tranh. Khi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông mới 25 tuổi, là trung đội trưởng của trung đội xe tăng, đại đội 1, tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 273 thuộc Quân đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Sáng ngày 30/4, đúng 5h sáng, đơn vị xe tăng của ông được lệnh xuất kích đánh vào ngã tư Bảy Hiền. Đây là cửa ngõ rất quan trọng để đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn nên địch chống trả quyết liệt. Nhiều lần tiến vào rồi lại bị đánh bật ra. Nhưng với quyết tâm rất cao và tập trung hỏa lực nên sau nhiều giờ đồng hồ chiến đấu, đơn vị của ông đã đánh chiếm được ngã tư Bảy Hiền tiến thẳng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Khi xuất ngũ trở về địa phương, CCB Nguyễn Văn Hoành tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, nhiều năm làm Chủ tịch hội CCB xã Thạch Hạ, Phó Chủ tịch Hội CCB thành phố Hà Tĩnh

Trong ký ức của những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, niềm tự hào luôn dâng tràn mỗi khi nhắc đến chiến thắng. Nhưng cũng xen lẫn những nỗi niềm xúc động mỗi khi nhớ đến sự hy sinh to lớn của đồng đội, trong đó nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh ngay trước thời khắc dành chiến thắng.

Khi trở về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cũng như cựu chiến binh ở thành phố từng trải qua các cuộc chiến tranh vẫn luôn phát huy bản chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, giữ nhiều trọng trách như làm Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố, tham gia các tổ chức đoàn thể, làm chủ tịch, phó chủ tịch Hội CCB cơ sở. Trên cương vị nào, những cựu chiến binh ở thành phố vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng nhân dân tin tưởng giao phó. Nhiều đồng chí tích cực tham gia phát triển sản xuất, gương mẫu trong phong trào hiến đất, đóng góp nguồn lực xây dựng đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới.

Những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử khi trở về đời thường đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và phát triển kinh tế gia đình

45 năm đi qua, những Cựu chiến binh thành phố Hà Tĩnh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thì ký ức về một thời  oanh liệt, làm nên chiến thắng lịch sử 30/4 mãi mãi không bao giờ phai mờ. Dù tuổi tác ngày một cao, sức khỏe ngày một yếu, nhưng phẩm chất tốt đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong mỗi cựu chiến binh luôn được giữ vững, từ đó động viên giáo dục con cháu thi đua xây dựng, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Theo Đình Việt/hatinhcity.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại880,151
  • Tổng lượt truy cập90,943,544
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây