Mô hình nuôi ong lấy mật được nuôi thí điểm tại gia đình ông Phạm Phú Quốc thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn với 10 đàn ong.
Mô hình nuôi ong lấy mật được Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh triển khai thí điểm tại gia đình ông Phạm Phú Quốc - thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn với 10 đàn ong. TP Hà Tĩnh hỗ trợ 50% con giống và hỗ trợ quy trình kỹ thuật chăm sóc.
Mô hình thể hiện sự thích ứng tốt với vùng nuôi và đang cho thu hoạch bình quân từ 10 - 15 lít mật/lần (chu kỳ 15 ngày/lần).
Sau 3 tháng triển khai (tháng 12/2020), đàn ong phát triển tốt và thích ứng với vùng nuôi. Thời điểm này, mô hình đã cho thu hoạch bình quân từ 10 - 15 lít mật/lần (chu kỳ 15 ngày/lần). Trừ chi phí, mô hình cho thu nhập khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng.
TP Hà Tĩnh có lợi thế về những cánh rừng ngập mặn với các loài hoa cho lấy mật tốt
Điều đặc biệt, mật ong được nuôi tại xã Đồng Môn được lấy từ nhụy của các loại hoa có sẵn trong rừng ngập mặn.
Từ hiệu quả của mô hình, nhiều hộ trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã đến tham quan, học tập và bắt đầu nhân rộng với gần 30 đàn. Mô hình nuôi ong lấy mật nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng ven đô, phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giữ vững cân bằng môi trường sinh thái trên địa bàn.
Theo Tuệ Anh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã