Học tập đạo đức HCM

Tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm đưa chợ TP Hà Tĩnh hoạt động trở lại

Thứ bảy - 24/10/2020 08:21
Những ngày này, cơn lũ lịch sử đã đi qua, nhưng sự tan hoang thì để lại. Thiệt hại là vô cùng to lớn đối với tổ chức và người dân. Một trong những đợt vị bị thiệt hại nặng nề nhất là chợ Hà Tĩnh. Toàn chợ có gần 2.000 quầy hàng kinh doanh buôn bán thì có trên 90% quầy hàng, ky ốt bị ngập nước, gây hư hỏng hàng hóa khá lớn.

Chị Trần Thị Lan là hộ kinh doanh hàng hoa quả tại chợ Hà Tĩnh. Trước mưa lũ, chị cũng đã gom tiền để tập kết một số lượng hàng khá lớn về phục vụ mua sắm trong dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Thế nhưng mưa lũ đã làm cho toàn bộ số hàng bị ngập, nước lũ cuốn trôi, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Chị Trần Thị Lan, Hộ Kinh doanh hoa quả tại chợ Hà Tĩnh cho biết: “Tôi không nghỉ nước dâng lên nhanh như vậy nên toàn bộ hàng hóa để tại quầy, không đưa về nhà, khi nước bắt đầu rút ra kiểm tra thì toàn bộ số hoa quả bị trôi, ngập úng hư hỏng hoàn toàn”.

Chị Trần Thị Lan thu gom một số hoa quả còn sót lại nhưng đều đã bị hư hỏng

Đây cũng là hoàn cảnh chung của hàng ngàn hộ kinh doanh tại chợ Hà Tĩnh. Trong mấy ngày mưa lũ, chợ Hà Tĩnh bị ngập sâu trong nước, nơi ít thì 30 cm, nơi sâu gần 1 m đã làm cho các quầy hàng kinh doanh dưới tầng 1 tại đình chợ 2 tầng và các đình chợ kinh doanh hàng khô, hàng thuốc bắc, hoa quả, tạp hóa, bánh kẹo, vàng mã bị ngập lụt, hư hỏng toàn bộ số tài sản do không thể kích kê. Theo thống kê của Ban quản lý chợ Hà Tĩnh, có đến 90% quầy hàng kinh doanh tại chợ bị thiệt hại nặng, trong đó tập trung chủ yếu ở một số ngành hàng như kinh doanh hàng khô, bánh kẹo, lương thực, vàng mã, hoa quả, thuốc bắc, dày dép, hàng vải, quần áo may mặc sẵn … Chị Đặng Thị Sinh, Hộ kinh doanh bánh kẹo tại chợ Hà Tĩnh  nói: “Quầy hàng của chúng tôi kinh doanh bánh kẹo, khi nước vào ngây hư hỏng hoàn toàn, hôm nay ra cũng chỉ để thu dọn những hàng hóa hư hỏng, đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Chị Đăng Thị Sinh kiểm tra những hàng hóa bị ngập nước, hư hỏng để đem đi tiêu hủy

Ngay sau khi nước rút, các hộ kinh doanh tại chợ bắt đầu thu dọn hàng hóa, làm vệ sinh môi trường để sớm ổn định hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, sau mưa lũ, lượng hàng hóa bị ngâm ủ lâu ngày trong nước nay đã bị hư hỏng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất lớn đến công tác vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh.

Lượng rác thải phát sinh tại chợ Hà Tĩnh sau khi cơ lũ đi qua tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh

Trước thực trạng đó, Ban quản lý chợ Hà Tĩnh đã huy động cán bộ nhân viên phối hợp với bà con kinh doanh tại chợ thu gom, vận chuyển rác thải, tránh tình trạng để ứ đọng lâu ngày làm ô nhiễm vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con kinh doanh và người dân đến mua bán. Ông Nguyễn Thăng Long, Trưởng Ban quản lý chợ Hà Tĩnh cho biết: “Nước rút đến đâu, chúng tôi huy động cán bộ nhân viên ban quản lý chợ phối hợp với bà con kinh doanh tại chợ làm vệ sinh môi trường đến đó, không để rác thải ứ đọng lâu ngày trong chợ, đồng thời tổ chức phun hóa chất tiêu độc khử trùng, phòng chống các loại dịch bệnh, nhằm sớm đưa chợ hoạt động ổn định trở lại”.

Ban quản lý chợ huy động toàn bộ cán bộ nhân viên phối hợp với bà con kinh doanh tại chợ thu gom tác thải, làm vệ sinh môi trường

Mặc dù lũ lụt gây thiệt hại rất lớn đối với bà con kinh doanh tại chợ Hà Tĩnh.  Song từ trong khó khăn, bà con lại càng nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau khắc phụ hậu quả để sớm ổn định hoạt động kinh doanh buôn bán, đồng thời tiếp tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ hướng về đồng bào vùng lũ.

Theo Đình Việt/hatinhcity.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay22,090
  • Tháng hiện tại889,601
  • Tổng lượt truy cập90,952,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây