Trên diện tích 40 ha do nhiễm mặn không thể gieo cấy, anh Trần Ngọc Hồng ở thôn Tân Lộc- xã Thạch Hạ đã thuê laị của các hộ dân đầu tư nuôi cá, tôm, gà, vịt đem về thu nhập cho gia dình trên 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Tĩnh, nhưng đối với người dân vùng ven thì đó vẫn là nguồn thu nhập chính.Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tuyên truyền và xây dựng chương trình hành động cụ thể. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các ban, ngành chuyên môn của thành phố đã tìm hiểu, nghiên cứu các loại giống mới và khuyến khích, vận động người dân mạnh dạn thử nghiệm. Đồng thời, tổ chức các đoàn đưa nông dân đi tham quan, học tập các mô hình kinh tế ở nhiều nơi để rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã xây dựng các vùng chuyên canh để đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
Mô hình trồng dưa trong nhà lưới được nông dân các xã Thạch Hạ, Thạch Quý, phường Hà Huy Tập áp dụng và nhân rộng trên địa bàn.
Thạch Hạ là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, toàn xã có 250 ha đất sản xuất nông nghệp. Với mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Thạch Hạ đã chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác những lợi thế của địa phương để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Theo đó, Thach Hạ đã chuyển đổi trên 60 ha đất Đồng Ghè do nhiễm mặn không thể gieo cấy lúa sang nuôi thủy sản, chuyển đổi mô hình sản xuất từ nhỏ lẻ, manh múm sang diện tích lớn. Tiêu biểu như gia đình anh Trần Ngọc Hồng ở thôn Tân Lộc- xã Thạch Hạ. Trước đây gia đình anh chỉ có 7 sào ruộng, mặc dù vợ chồng anh Hồng đã cần cù, chịu khó nhưng do đất sản xuất bị nhiễm mặn không thể gieo cấy lúa nên đành bỏ hoang. Sau khi có chủ trương chuyển đổi sản xuất từ nhỏ lẻ, manh múm sang diện tích lớn, gia đình anh đã mạnh dạn đứng ra nhận thầu đất của nhà nước, đồng thời, thuê lại đất bỏ hoang của các hộ dân ở 5 thôn, trên diện tích 40 ha anh Hồng thuê máy móc san lấp mặt bằng, kéo đường điện để trồng lúa, nuôi tôm, cá, gà, vịt đem lại thu nhập cho gia đình mỗi năm trên 300 triêu đồng.
Nhờ có chủ trương chuyển đổi mô hình từ nhỏ lẻ, manh múm sang diện tích lớn, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố đã mạnh dạn đứng ra nhận thầu đất của nhà nước ,đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suât, sản lượng cao gấp 3 lần so với trước đây.
Đặc biệt, những năm qua, thành phố còn chú trọng phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao như mô hình nuôi tôm, nuôi bò nhốt tại Thạch Bình, kinh doanh nông sản sạch tại phường Trần Phú, chăn nuôi tổng hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng tại phường Thạch Quý, mô hình trồng dưa lưới trong nhà ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ở phường Thạch Quý, xã Thạch Hạ, Đồng Môn, phường Hà Huy tập… Ngoài ra, thành phố cũng quy hoạch, xây dựng hạ tầng đồng bộ tại các vùng chuyên canh, tập trung chỉ đạo các hộ dân cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình vườn hộ làm kinh tế VAC nhằm nâng cao thu nhập. Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Tường Hà ở tổ dân phố Trung Quý-phường Thạch Quý trên 6 ha đất thầu, năm 2016 ông đã vay vốn, đầu tư hơn 1 tỷ đồng để cải tạo ao hồ nuôi tôm cá, vịt, bò. Đến nay cho năng suất gấp 10 đến 15 lần so với trồng lúa như trước đây. Ngoài các mô hình chăn nuôi tổng hợp, thành phố đã xây dựng thành công cánh đồng mẫu có quy mô từ 10-20 ha trở lên, chuyên sản xuất các giống lúa chất lượng cao ở xã Thạch Hạ.
Những vùng đất hoang hóa trước đây được người dân đầu tư nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao
Xác định nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn là yếu tố quyết định đối với chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới, hiện thành phố Hà Tĩnh đang tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - tổ hợp tác - hộ dân; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất...Đây là những bước đi thiết yếu nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân, hướng đến mục tiêu đưa các xã ven đô ngày một phát triển nhanh và bền vững ./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã